Nghiên cứu lượng carbon trong đất rừng ngập mặn trên cồn cát ở cửa sông cửa lớn, Huyện Ngọc Hiển, Tỉnh Cà Mau
Tác giả:Tóm tắt:
Rừng ngập mặn hình thành trên các cồn cát ở phía Tây sông Cửa Lớn là vùng đất được bồi tụ tự nhiên, có ý nghĩa sinh thái, môi trường quan trọng. Nghiên cứu được tiến hành ở khu vực này với mục tiêu đánh giá trữ lượng carbon của đất rừng trong điều kiện tự nhiên, không có sự tác động của con người. Phương pháp nghiên cứu bao gồm đo đạc một số chỉ tiêu về thổ nhưỡng trong các ô tiêu chuẩn, thu mẫu đất và phân tích trong phòng thí nghiệm. Kết quả nghiên cứu đã xác định được hàm lượng carbon trung bình ở hai tầng đất là 3,09 ± 0,88% và 2,85 ± 0,95%. Lượng carbon tích tụ trong đất ở các cồn có sự khác biệt. Đây là dẫn liệu cho các nghiên cứu tiếp theo cũng như góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho việc đánh giá khả năng tích tụ carbon của rừng ngập mặn, phục vụ công tác quản lý, bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn ở khu vực.
- Giảm thiểu ngập úng cho các đô thị vùng Đồng bằng sông Hồng trong điều kiện biến đổi khí hậu đảm bảo phát triển bền vững
- Mô hình xử lý chất thải rắn hữu cơ tại nguồn nhằm giảm thiểu phát thải khí nhà kính gây biến đổi khí hậu
- Đánh giá tiềm năng sản xuất khí sinh học từ phế phụ phẩm ngành chế biến rau quả tại Việt Nam
- Mô hình khai thác, sử dụng hè phố để phát triển du lịch, kinh tế đô thị bền vững tại Thủ đô Hà Nội
- Giải pháp tái sử dụng tro từ lò đốt chất thải rắn sinh hoạt để sản xuất gạch không nung phục vụ trong Quân đội ở Việt Nam