CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Môi trường & Khoa học Tự nhiên

  • Duyệt theo:
561 Xây dựng, phát triển kinh tế tuần hoàn hướng đến phát triển bền vững / Nguyễn Đình Thọ, Phan Thị Dung // Môi trường .- 2022 .- Số 9 .- Tr. 7-9 .- 363

Kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững; Chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn; Giải pháp triển khai hiệu quả mô hình kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam.

562 Quản lý chất lượng môi trường nước : nền tảng và mục tiêu của công tác kiểm soát ô nhiễm / Nguyễn Hoàng Ánh // Môi trường .- 2022 .- Số 9 .- Tr. 14-17 .- 363

Phản ánh tình hình triển khai 3 Đề án Bảo vệ môi trường lưu vực sông đến năm 2020, phân tích những điểm đã đạt được, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân, từ đó đề xuất phương hướng, giải pháp về Bảo vệ môi trường lưu vực sông giai đoạn tới.

563 Một số đề xuất về cơ chế, chính sách thúc đẩy doanh nghiệp thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt / Trần Hiếu Nhuệ, Nguyễn Quốc Công, Nguyễn Danh Trường, Phạm Thị Bích Thủy // Môi trường .- 2022 .- Số 9 .- Tr. 25-27 .- 363

Cơ chế, chính sách thúc đẩy doanh nghiệp thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt; Đề xuất cơ chế, chính sách thúc đẩy doanh nghiệp thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt.

564 Phân tích ô nhiễm rác thải nhựa ở Việt Nam và đề xuất một số khuyến nghị / Lê Thị Hường // Môi trường .- 2022 .- Số 9 .- Tr. 28-31 .- 363

Sự cần thiết của việc nghiên cứu ô nhiễm rác thải nhựa; Các phát hiện chính của nghiên cứu; Một số khuyến nghị về quản lý rác thải nhựa.

565 Tác động của các yếu tố “tổ chức doanh nghiệp” và “quản lý chất thải” đối với thực hành kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam / Nguyễn Thị Ánh Tuyết, Prasanta Kumar Dey // Môi trường .- 2022 .- Số 9 .- Tr. 32-35 .- 363

Đánh giá tác động của các yếu tố tổ chức doanh nghiệp và ý nghĩa trong thực tiễn quản lý; Đánh giá vai trò của quản lý chất thải; Kết luận.

566 Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí tới sức khỏe con người và các giải pháp phòng ngừa / Nguyễn Thị Trang Nhung, Vũ Trí Đức // Môi trường .- 2022 .- Số 9 .- Tr. 40-43 .- 363

Trình bày tác động của ô nhiễm không khí đến sức khỏe và đưa ra các giải pháp can thiệp phù hợp đối với cấp độ cá nhân và cấp độ quản lý.

567 Đánh giá độc tính cấp một số chế phẩm sinh học lưu hành tại Việt Nam / Phạm Thị Kiều Oanh, Huỳnh Thị Thu Huệ, Nguyễn Thị Thiên Phương // Môi trường .- 2022 .- Số 9 .- Tr. 44-47 .- 363

Do con đường hóa chất thâm nhập vào cơ thể phổ biến nhất là qua đường hô hấp và hấp thụ qua da, do vậy nhóm nghiên cứu lựa chọn 6 chế phẩm sinh học phổ biến: enzyme, hoạt chất sinh học, vi khuẩn đang được lưu hành trên thị trường để đánh giá độc tính cấp theo đường hô hấp và kích ứng da.

568 Nghiên cứu và ứng dụng một số công nghệ nền tảng 4.0 trong quản lý chất thải rắn đô thị và khuyến nghị cho Việt Nam / Nguyễn Quang Hùng // Môi trường .- 2022 .- Số 9 .- Tr. 48-50 .- 363

Một số nghiên cứu, ứng dụng công nghệ 4.0 trong quản lý chất thải rắn đô thị trên thế giới; Cơ hội, thách thức và bài học cho công tác quản lý chất thải rắn đô thị ở Việt Nam; Một số khuyến nghị về thay đổi cách tiếp cận trong quản lý chất thải rắn đô thị.

569 Nghiên cứu, xây dựng mô hình mô phỏng bài toán cực trị trong khảo sát chuyển động của vật trên mặt phẳng nghiên bằng ngôn ngữ lập trình Mathematica / Huỳnh Trọng Dương, Võ Thị Hoa // Khoa học Đại học Quảng Nam .- 2022 .- Số 23 .- Tr. 36-44 .- 540

Bài viết đề cập đến ứng dụng của phần mềm Mathematica trong giảng dạy môn Vật lý. Cụ thể, ngôn ngữ của phần mềm này được sử dụng để xây dựng các mô hình khảo sát và mô phỏng bài toán cực trị của vật chuyển động trên mặt phẳng nghiêng.

570 Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ vi tảo Chlorella sp. và bùn hoạt tính loại bỏ chất dinh dưỡng và chất hữu cơ cho nước thải có nồng độ C/N thấp / Lý Thị Ái Duyên, Nguyễn Thị Bé Liên, Nguyễn Thị Thùy Dương, Nguyễn Phương Thảo, Bùi Xuân Thành, Trần Công Sắc, Đỗ Văn Tiến, Lê Linh Thy // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2022 .- Số 8 .- Tr. 58-64 .- 363

Hỗn hợp vi tảo và bùn hoạt tính được nuôi cấy trong hệ thống photobioreactor (PBR) với các tỷ lệ nuôi cấy khác nhau (1:0, 3:1, 1:1, 0:1 wt/wt) nhằm xác định một tỷ lệ tốt nhất cho việc loại bỏ chất hữu cơ, chất dinh dưỡng trong hệ thống đồng nuôi cấy. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hệ đồng nuôi cấy có tỷ lệ vi tảo cao hơn sẽ loại bỏ TN tốt hơn. Hệ thống PBR với tỷ lệ nuôi cấy 1:0, 3:1 có tốc độ loại bỏ TN cao hơn so với các tỷ lệ 1:1 và 0:1, đạt tốc độ loại bỏ cao nhất ở tỷ lệ 1:0 với hiệu quả xử lý lên đến 96% và tỷ lệ 3:1 đạt 90% sau 6 ngày vận hành. Ngoài ra, bể phản ứng chỉ có vi tảo, bể phản ứng đồng nuôi cấy vi tảo và bùn hoạt tính có hiệu quả xử lý TP cao hơn so với hệ thống chỉ có bùn hoạt tính. Hiệu quả xử lý TP cao nhất ở môi trường nuôi cấy tảo đơn lẻ (tỷ lệ 1:0) đạt 98,8% TP chỉ sau 9 ngày. Tỷ lệ 3:1 và 1:1 cho thấy tốc độ loại bỏ COD cao hơn đáng kể so với các tỷ lệ khác, lần lượt là 131 mg/l/ngày và 118 mg/l/ngày. Sau 4 ngày vận hành, tỷ lệ 3:1 xử lý tới 96% COD với tốc độ loại bỏ riêng cao nhất (132,7 mg/l/ngày). Đánh giá dựa trên hiệu quả xử lý chất dinh dưỡng và chất hữu cơ cho thấy, tỷ lệ 3:1 của hệ đồng nuôi cấy vi tảo và bùn hoạt tính trong hệ thống PBR là tốt nhất trong ứng dụng xử lý nước thải.