CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Môi trường & Khoa học Tự nhiên

  • Duyệt theo:
421 Tác động của chuyển đổi số đến tài nguyên và môi trường / Trần Viết Cường // Môi trường .- 2022 .- Số 11 .- Tr. 48-50 .- 363.7

Tổng hợp các cơ hội môi trường và áp lực môi trường liên quan đến chuyển đổi số như: tác động tích cực của chuyển đổi số tới tài nguyên và môi trường, tác động của tiêu cực của chuyển đổi số đến tài nguyên và môi trường, các chính sách bảo vệ môi trường liên quan đến chuyển đổi số, một số định hướng và giải pháp giúp cho quá trình chuyển đổi số bền vững.

422 Nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực Đo đạc và Bản đồ phục vụ đắc lực cho công tác quản lý nhà nước / Hoàng Văn Tuấn, Nguyễn Thị Duyên // Tài nguyên & Môi trường .- 2022 .- Số 20 (394) .- Tr. 22-23 .- 363.7

Trình bày một số kết quả được ghi nhận về nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực Đo đạc và Bản đồ phục vụ đắc lực cho công tác quản lý nhà nước. Từ đó, đưa ra một số kiến nghị, đề xuất để hoàn thiện công tác nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực Đo đạc và Bản đồ phục vụ đắc lực cho công tác quản lý nhà nước.

423 Vai trò của hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thuộc lĩnh vực đo đạc và bản đồ trong quá trình chuyển đổi số quốc gia / Bùi Thị Xuân Hồng // Tài nguyên & Môi trường .- 2022 .- Số 20 (394) .- Tr. 45-46 .- 363.7

Trình bày mục tiêu xây dựng Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số và đề xuất giải pháp xây dựng hệ thống tiêu chuẩn quốc gia, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thuộc lĩnh vực đo đạc và bản đồ.

424 Bảo tồn đa dạng sinh học trước tác động của biến đổi khí hậu / Nguyễn Hoàng // Tài nguyên & Môi trường .- 2022 .- Số 20 (394) .- Tr. 54-55 .- 363.7

Đưa ra thực trạng biến đổi khí hậu làm suy giảm hệ sinh thái và đề xuất giải pháp bảo vệ đa dạng sinh học.

425 Nghiên cứu phân lập chủng vi khuẩn biển có khả năng phân hủy polyvinyl chloride / Kiều Thị Quỳnh Hoa, Trần Hữu Trung, Mai Đức Huynh, Nguyễn Hữu Đạt, Nguyễn Vũ Giang // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2022 .- Số 64 .- Tr. 27-31 .- 363

Do có tính bền nhiệt và cơ học, nhựa polyvinyl chloride (PVC) được ứng dụng rộng rãi trong đời sống của con người. Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích mang lại, nhựa PVC phế thải cũng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và môi trường sống. Những nghiên cứu gần đây cho thấy, vi sinh vật biển như vi nấm, vi khuẩn, xạ khuẩn có tiềm năng phân hủy rác thải nhựa và sử dụng chúng như nguồn carbon duy nhất. Trong nghiên cứu này, vi khuẩn phân hủy nhựa PVC được làm giàu và phân lập từ các vùng ô nhiễm rác thải nhựa ven biển Việt Nam. Từ 18 chủng vi khuẩn phân lập, các tác giả đã lựa chọn được chủng vi khuẩn VK3 có khả năng phân hủy nhựa PVC và sử dụng vật liệu này như nguồn carbon duy nhất sau 8 tuần thử nghiệm. Kết quả phân tích trình tự gen 16S rRNA cho thấy, chủng vi khuẩn này có độ tương đồng 99% với Alcanivorax sp. Sự biến đổi cấu trúc bề mặt và nhóm chức của nhựa PVC bởi chủng vi khuẩn VK3 cũng được minh chứng bằng phương pháp phân tích hình ảnh kính hiển vi điện tử quét (SEM) và phổ hồng ngoại (FTIR). Nghiên cứu này cho thấy tiềm năng ứng dụng xử lý nhựa PVC phế thải của vi khuẩn biển.

426 Ảnh hưởng của kỹ thuật trích ly đến hoạt tính sinh học cao nấm Linh chi (Ganoderma lucidum) giàu polysaccharide / Nguyễn Thị Kim Ngân, Ngô Thị Thùy Linh, Trần Đỗ Đạt, Nguyễn Đức Việt, Hoàng Minh Nam, Mai Thanh Phong, Nguyễn Hữu Hiếu // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2022 .- Số 64 .- Tr. 32-37 .- 664.02

Trong nghiên cứu này, cao nấm Linh chi giàu polysaccharide (PS) được thu nhận bằng nhiều kỹ thuật trích ly khác nhau như: nước nóng (hot water extraction - HWE), nước nóng có hỗ trợ siêu âm (ultrasonic-assisted hot water extraction - UHWE), enzyme (enzyme-assisted extraction - EAE) và enzyme có hỗ trợ siêu âm (ultrasonic-assisted enzyme extraction - UAEE). Tổng hàm lượng PS cao nhất là 3,721±0,134% đối với UAEE, cao hơn so với HWE (1,783±0,156%), UHWE (1,886±0,148%) và EAE (2,133±0,139%). Cao nấm Linh chi được thử nghiệm hoạt tính kháng ôxy hóa với gốc tự do 2,2-diphenyl-1-1picrylhydrazyl (DPPH) và năng lực khử sắt. Hoạt tính kháng khuẩn của cao trích được đánh giá qua thông số nồng độ ức chế 50% (IC50). Khả năng bắt gốc tự do DPPH của cao nấm trích bằng kỹ thuật UAEE đạt 42,334%, đồng thời kết quả khảo sát năng lực khử sắt cho thấy, khả năng khử của cao trích bằng UAEE tốt hơn so với 3 kỹ thuật trích ly HWE, UHWE và EAE. Ngoài ra, cao nấm Linh chi trích ly bằng UAEE thể hiện hoạt tính kháng khuẩn đối với Bacillus cereus, Bacillus subtilis và Staphylococcus aureus với IC50 trong khoảng 0,069-0,096 g/ml.

427 Rủi ro sinh thái một số kim loại nặng trong trầm tích tại khu vực hạ lưu sông Hồng / Trịnh Thị Thắm, Lê Thị Trinh, Trịnh Thị Thủy // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2022 .- Số 64 .- Tr. 48-53 .- 363

Nghiên cứu này đánh giá sự tích lũy một số kim loại gồm Cu, Pb, Cd, Cr trong trầm tích tại khu vực hạ lưu sông Hồng đoạn chảy từ phía nam Hà Nội đến huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Đồng thời, chỉ số tích lũy địa chất (Igeo) và chỉ số rủi ro sinh thái tiềm năng (Eir) được tính toán để đánh giá mức độ ảnh hưởng của hàm lượng kim loại nặng (KLN) trong trầm tích đến hệ sinh thái. Kết quả xác định hàm lượng kim loại trong 20 mẫu trầm tích cho thấy, tại khu vực nghiên cứu chưa có dấu hiệu ô nhiễm Cu, Pb, Cd, Cr căn cứ theo quy định chất lượng trầm tích (QCVN 43:2017/BTNMT). Tuy nhiên, 50% số điểm có hàm lượng kim loại ở mức gây ảnh hưởng thấp theo hướng dẫn của Canada. Giá trị chỉ số rủi ro toàn diện (RI) của Cu, Pb, Cd và Cr nằm trong khoảng 1,8-11,6 cho thấy mức độ rủi ro sinh thái thấp đối với trầm tích tại khu vực nghiên cứu. Kết quả đánh giá mức độ rủi ro là những căn cứ khoa học ban đầu để đề xuất các biện pháp kiểm soát nguồn thải cũng như hạn chế sự lan truyền của các kim loại vào môi trường nước.

428 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự ôxy hoá lipid trong quá trình lên men đậu nành bởi vi khuẩn Bacillus subtilis / Nguyễn Thị Hồng Thắm, Nguyễn Thị Lệ Ngọc, Nguyễn Công Hà // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2022 .- Số 64 .- Tr. 54-58 .- 664.02

Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định ảnh hưởng của các yếu tố (pH, nhiệt độ và thời gian lên men) trong quá trình lên men đậu nành bởi vi khuẩn Bacillus subtilis tới sự ôxy hoá lipid. Đậu nành được lên men ở các điều kiện khác nhau: pH (6,0, 6,3 - pH tự nhiên của nguyên liệu, 7,0 và 8,0), nhiệt độ (28, 33, 35 - nhiệt độ phòng và 38oC) và thời gian lên men (24, 36, 48 và 60 giờ). Để xác định mức độ ôxy hoá lipid, các thông số liên quan đến sự ôxy hoá như DPPH, IC50, hàm lượng lipid tổng, peroxyt, TBARs, hàm lượng acid béo tự do đã được xác định. Sự ôxy hoá lipid xảy ra mạnh nhất ở pH 6,0, nhiệt độ 35oC và thời gian lên men 60 giờ; sự ôxy hoá xảy ra thấp nhất ở pH 7,0, nhiệt độ 28oC và thời gian lên men 24 giờ.

429 Cải thiện khả năng sống sót của Lactobacillus plantarum VAL6 bằng đáp ứng thích nghi với sốc môi trường / Nguyễn Hữu Thanh, Nguyễn Phú Thọ, Nguyễn Thành Dũng, Nguyễn Thị Tố Uyên, Bùi Nhi Bình, Phạm Thúy Vy, Nguyễn Hoàng Tính, Đặng Chí Thiện, Nguyễn Thị Bích Như // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2022 .- Số 64 .- Tr. 59-64 .- 664.02

Để chứng minh sự thích nghi của vi khuẩn lactic (LAB) với sốc môi trường có thể cải thiện khả năng sống sót của tế bào trong quá trình sấy đông khô, chủng vi khuẩn Lactobacillus plantarum VAL6 được nuôi cấy dưới các điều kiện gây sốc khác nhau như nhiệt độ, pH và sự tăng nồng độ CO2. Kết quả phân tích mật số cho thấy, vi khuẩn này có khả năng sống sót ở các điều kiện môi trường khắc nghiệt như pH 2,5, nhiệt độ 47oC và điều kiện yếm khí do CO2 tạo ra. Đặc biệt, việc nuôi cấy tăng cường CO2 có thể kích thích làm tăng mật số của L. plantarum VAL6 (đạt 9,4 so với 9 LogCFU/ml ở điều kiện nuôi cấy bình thường). Sau khi tế bào được thích nghi với sốc môi trường ở pH 3,5, tỷ lệ sống sót sau sấy đông của L. plantarum VAL6 đạt cao nhất là 28% (cao hơn khoảng 2.500 lần so với đối chứng không gây sốc). Kết quả nghiên cứu cho thấy tiềm năng sử dụng sốc môi trường để cải thiện tỷ lệ sống sót của chủng giống LAB khởi động cho các ứng dụng thực phẩm.

430 Using quail eggshell to treat methylene blue in aqueous solution / Tran Thi Kieu Ngan, Dao My Uyen, Le Van Thuan // Khoa học & Công nghệ Đại học Duy Tân .- 2022 .- Số 5(54) .- P. 116-123 .- 363

In this study, the raw quail eggshell powder (RQEP) was utilized as a cheap and environmentally friendly adsorbent to remove methylene blue (MB) from aqueous media under different conditions. The morphology of the prepared adsorbent was determined by scanning electron microscopy. The Langmuir and Freundlich isotherm models were used to model the adsorption data. The obtained results showed that the adsorption of MB on RQEP was well-fitted with the Freundlich model. The optimal conditions for the MB adsorption were also established. The RQEP material has been shown to be effective in MB treatment in aqueous solution with a maximum adsorption capacity of 11.47mg/g.