CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Môi trường & Khoa học Tự nhiên

  • Duyệt theo:
31 Kiến trúc tham chiếu chuyên ngành đa dạng sinh học trong hệ thống thông tin lĩnh vực môi trường / Nguyễn Hồng Quang, Mạc Thị Minh Trà, Hoàng Thị Hải Vân // .- 2024 .- Số 7 .- Tr. 9-14, 68 .- 570

Nghiên cứu áp dụng các phương pháp: Tổng hợp, phân tích đánh giá tài liệu và chọn lọc kết quả; Thu thập sử dụng thông tin qua tài liệu và phỏng vấn trực tiếp; Phân tích tổng kết kinh nghiệm. Kết quả nghiên cứu đã xây dựng 4 kiến trúc tham chiếu gồm nghiệp vụ, dữ liệu, ứng dụng và công nghệ của nhóm chuyên ngành đa dạng sinh học trong tổng thể hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu lĩnh vực môi trường để chứng minh tính khả thi của cách tiếp cận này. Các kiến trúc tham chiếu này sẽ tiếp tục được mở rộng và áp dụng các chuyên ngành môi trường khác đã được quy định trong Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, phiên bản 3.0 để thiết lập Kiến trúc tham chiếu tổng thể cho HTTT và CSDL lĩnh vực môi trường.

32 Tối ưu hóa quá trình tiền xử lý bã mía bằng axit formic phục vụ cho sản xuất ethanol sinh học / Nguyễn Thị Phương Mai, Kim Thảo Hương, Đỗ Thị Thảo Linh, Nguyễn Như Yến, Nguyễn Phương Tú // .- 2024 .- Số 7 .- Tr. 15-20 .- 570

Trong nghiên cứu này, thủy phân phân đoạn có sử dụng axit formic ở nhiệt độ sôi thấp, sự thay đổi các thông số trong phản ứng và nồng độ dung môi ảnh hưởng đến hiệu suất tách của quá trình phân đoạn. Các hợp chất polyme sinh học riêng biệt được xử lý và ứng dụng cho các nghiên cứu tiếp theo để nâng cao hiệu quả của quá trình lên men sản xuất ethanol sinh học từ bã mía.

33 Nghiên cứu thu hồi nitơ và photpho từ nước thải chế biến thủy sản bằng công nghệ kết tủa struvite / Cao Lê Đình Chiến, Ngô Thụy Phương Hiếu, Võ Chí Công, Nguyễn Văn Phước, Đoàn Thị Mỹ Dung // .- 2024 .- Số 7 .- Tr. 21-25 .- 570

Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích, nghiên cứu thực nghiệm để khảo sát khả năng thu hồi photphat (PO43-) từ tro xương cá và ảnh hưởng của các thông số pH, tỷ lệ mol Mg2+:NH4+: PO43-, thời gian phản ứng đến hiệu suất thu hồi NH4+, PO43-, từ nước thải surimi; so sánh hiệu suất thu hồi NH4+, PO43-, và hiệu quả kinh tế khi sử dụng nướt ót và tro xương cá thay thế các hợp chất Mg2+, PO43- công nghiệp; từ đó, đề xuất mô hình xử lý nước thải thủy sản mang lại hiệu quả cao về mặt kỹ thuật và tiết kiệm chi phí vận hành.

34 Tình hình thực hiện chỉ số hoạt động môi trường (EPI) của Việt Nam năm 2024 / Hoàng Thị Hiền, Hoàng Hồng Hạnh, Nguyễn Thị Thu Hà // .- 2024 .- Số 7 .- Tr. 44-45 .- 363

Bài viết tập trung cập nhật phương pháp tính của bộ chỉ số và kết quả thực hiện chỉ số EPI của Việt Nam năm 2024.

35 Khoa học và công nghệ phục vụ tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn, giảm phát thải khí nhà kính tại Việt Nam / Đinh Nam Vinh // .- 2024 .- Số 10 (787) .- Tr.17-21 .- 363

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng và các nguồn tài nguyên thiên nhiên đang dần cạn kiệt, việc chuyển đổi sang mô hình phát triển bền vững là yêu cầu cấp bách đối với tất cả các quốc gia trong đó có Việt Nam. Tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn và giảm phát thải khí nhà kính không chỉ là những xu hướng toàn cầu mà còn là định hướng phát triển của Việt Nam. Để thực hiện thành công những mục tiêu này, việc định hướng sản xuất đóng vai trò then chốt trong quá trình chuyển đổi kinh tế và môi trường, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của khoa học và công nghệ (KH&CN). Bộ KH&CN đã triển khai các chương trình KH&CN cấp quốc gia (Chương trình KC) có liên quan. Căn cứ vào nội dung tại những Chương trình KC này, các tổ chức, cá nhân có thể đề xuất nhiệm vụ nghiên cứu KH&CN liên quan đến tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn, giảm phát thải khí nhà kính tại Việt Nam.Sử dụng năng lượng mặt trời giúp hạn chế Sử dụng năng lượng mặt trời giúp hạn chế phát thải phát thải khí nhà kính. khí nhà kính.

36 Nghiên cứu đề xuất giải pháp giảm phát thải khí nhà kính cho ngành sản xuất xi măng / Nguyễn Thành Đông, Phạm Thị Huế // .- 2024 .- Chuyên đề II .- Tr. 3-7 .- 363

Trên cơ sở đánh giá hiện trạng, nghiên cứu sẽ đề xuất khung giảm phát thải khí nhà kính cho ngành vật liệu xây dựng và 5 giải pháp kỹ thuật nhằm giảm phát thải hiệu quả đối với ngành sản xuất xi măng trong thời gian tới.

37 Nghiên cứu kiểm kê khí nhà kính theo tiêu chuẩn ISO 14064-1:2018 tại doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp phụ trợ / Trần Hồng Sơn, Lê Ngọc Thuấn, Vũ Văn Doanh // .- 2024 .- Kỳ II .- Tr. 8-15 .- 363

Nghiên cứu đề xuất giải pháp nhằm giúp các doanh nghiệp phụ trợ đáp ứng yêu cầu của quy định pháp luật về kiểm kê khí nhà kính, đồng thời sử dụng năng lượng hiệu quả, góp phần bảo vệ môi trường, hướng đến sự phát triển bền vững.

38 Nghiên cứu khả năng hấp phụ xanh methylen của tro bay biến tính bằng phương pháp nung chảy thủy nhiệt với NAOH rắn / Phạm Thị Ngọc Thùy, Lư Thị Yến, Nguyễn Thị Thu Cúc // .- 2024 .- Kỳ II .- Tr. 53-61 .- 363

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá khả năng hấp phụ MB của tro bay biến tính (TBBT) bằng NaOH rắn 96% ở 600oC trong 1 giờ. Phương pháp hấp phụ tĩnh được sử dụng để đánh giá khả năng hấp phụ MB trong môi trường nước của TBBT với các yếu tố ảnh hưởng như thời gian hấp phụ, giá trị pH của dung dịch và nồng độ MB ban đầu.

39 Đánh giá việc sử dụng ảnh vệ tinh Landsat 8 - 9 trong giám sát tổng chất rắn lơ lửng (TSS) trong nước biển : nghiên cứu ở vùng biển Đà Nẵng / Lại Đức Ngân, Trịnh Thị Thủy, Lương Tuấn Nghĩa // .- 2024 .- Kỳ II .- Tr. 62-67 .- 363

Nghiên cứu đã chỉ ra, có thể sử dụng ảnh vệ tinh landsat 8 - 9 trong giám sát tổng chất rắn lơ lửng (TSS) trong nước biển ở vùng biển Đà Nẵng; Xác định được hàm tương quan giữa TSS thực đo và chỉ số vật chất lơ lửng là phương trình đa thức bậc 2 (y = 23.32x2 + 17.94x + 4.1162) với biến là chỉ số vật chất lơ lửng.

40 Tác động của hệ thống giao dịch phát thải châu Âu (EU ETS) đối với việc giảm phát thải và tăng trưởng kinh tế / Nguyễn Đình Thọ, Đặng Thị Nhàn // .- 2024 .- Kỳ II .- Tr. 101-105 .- 363

Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của EU ETS, những cải cách gần đây và hiệu quả của Hệ thống trong việc giảm lượng khí thải trên khắp châu Âu. Đồng thời, đánh giá tác động của EU ETS đối với phát triển kinh tế, thách thức của hệ thống và tác động của những thay đổi chính sách gần đây đối với các mục tiêu giảm phát thải. Nghiên cứu đưa ra một số khuyến nghị nhằm cải thiện Hệ thống giao dịch phát thải (ETS), từ đó nâng cao sự đóng góp của nó cho các mục tiêu khí hậu ở châu Âu.