CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Môi trường & Khoa học Tự nhiên
21 Kinh nghiệm phát triển ga đường sắt xanh ở một số quốc gia và giải pháp cho Việt Nam / Kiều Văn Cẩn, Nguyễn Thị Phương Dung, Phạm Thị Huế, Nguyễn Thành Đông // .- 2025 .- Số 2 .- Tr. 94-99 .- 363
Khái niệm về ga đường sắt xanh, depot đường sắt xanh; Kinh nghiệm thúc đẩy phát triển ga đường sắt xanh, depot đường sắt xanh ở một số quốc gia; Thực trạng và giải pháp thúc đẩy phát triển ga đường sắt xanh, depot đường sắt xanh tại Việt Nam.
22 Giảm phát thải khí nhà kính và vai trò sử dụng hiệu quả năng lượng trong các doanh nghiệp Việt Nam / Nguyễn Thị Ánh Vân, Bùi Thị Cẩm Tú, Nguyễn Thị Thục // .- 2025 .- Số 2 .- Tr. 111-114 .- 363
Khái niệm về ga đường sắt xanh, depot đường sắt xanh; Kinh nghiệm thúc đẩy phát triển ga đường sắt xanh, depot đường sắt xanh ở một số quốc gia; Thực trạng và giải pháp thúc đẩy phát triển ga đường sắt xanh, depot đường sắt xanh tại Việt Nam.
23 Thu hồi và lưu trữ các-bon trong các hoạt động dầu khí ngoài khơi ở Việt Nam / Nguyễn Thị Thùy Dung // .- 2025 .- Số 2 .- Tr. 115-117 .- 363
Bài viết nhằm giải thích ý nghĩa của việc thu hồi và lưu trữ các-bon đối với sự phát triển bền vững về kinh tế, môi trường; đánh giá triển vọng thu hồi và lưu trữ các-bon trong các hoạt động dầu khí ngoài khơi ở Việt Nam, từ đó đề xuất một số giải pháp về việc xây dựng pháp luật để tạo điều kiện cụ thể hóa việc thu giữ và lưu trữ các-bon tại các mỏ dầu khí này.
24 Xu hướng công trình xanh thích ứng với biến đổi khí hậu tại Việt Nam / Lê Thị Bích Thuận, Đỗ Xuân Cảnh // .- 2025 .- Số 2 .- Tr. 124-127 .- 363
Bài viết khái quát về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và cuộc Cách mạng công trình xanh trên thế giới; xu hướng phát triển, từ đó đề xuất một số giải pháp góp phần thực hiện hiệu quả mô hình công trình xanh tại Việt Nam theo hướng sử dụng năng lượng tiết kiệm và bảo vệ môi trường.
25 Thực trạng về chất thải rắn sinh hoạt và tiềm năng phát triển kinh tế tuần hoàn từ rác thải nhựa cho Thành phố Hồ Chí Minh / Huỳnh Thị Ngọc Hân // .- 2025 .- Kỳ III .- Tr. 3-11 .- 363
Bằng phương pháp lý thuyết và thực tiễn, nghiên cứu đề xuất mô hình kinh tế tuần hoàn cho ngành nhựa, giảm thiểu rác thải nhựa cho TP. Hồ Chí Minh. Kết quả cho thấy, chưa đến 44% rác nhựa được thu hồi, còn lại hơn 56% người dân thải bỏ. Thành phần rác thải nhựa chủ yếu là nhựa polypropylen (27,1%), polyetylen (51,2%) và polyvinyl clorua (13,4%). Đặc biệt, thông qua phương pháp phân tích SWOT và thang đo Likert, nghiên cứu đã chỉ ra cơ hội trong việc tái thu nhập tài chính và những thách thức cần giải quyết khi áp dụng giải pháp đề xuất cho khu vực nghiên cứu.
26 Áp dụng cơ chế “Đặt cọc - Hoàn trả” để thu gom chai nhựa : tình huống nghiên cứu ở thành phố Hồ Chí Minh / Nguyễn Châu Thoại, Phạm Khánh Quân // .- 2025 .- Kỳ III .- Tr. 12-16 .- 363
Để tăng lượng chai nhựa tái chế, tái sử dụng và giảm thải ra môi trường, bài viết tập trung nghiên cứu áp dụng mô hình “mượn chai nước” đang thực hiện tại các nước châu Âu. Kết quả nghiên cứu xác định mức “Đặt cọc” và “Hoàn trả” theo phương pháp xác định mức sẵn lòng chi trả, từ đó đề xuất mô hình thu gom chai nhựa PET tại TP. Hồ Chí Minh, góp phần giảm ô nhiễm rác thải nhựa.
27 Đánh giá hàm lượng kim loại nặng và khả năng tái sử dụng trong nông nghiệp của tro đốt rác thải sinh hoạt / Lâm Văn Giang, Lê Đức Trung, Huỳnh Thị Ngọc Hân, Trấn Thành // .- 2025 .- Kỳ III .- Tr. 17-24 .- 363
Phân tích hàm lượng kim loại nặng và đánh giá tiềm năng tái sử dụng tro đốt từ các lò đốt rác thải sinh hoạt trong nông nghiệp. Thông qua các phương pháp lấy mẫu và phân tích, thành phần dinh dưỡng như N, P, K cùng dư lượng kim loại nặng (As, Hg, Pb, Cd) được xác định để đánh giá khả năng tái sử dụng.
28 Nghiên cứu kiến thức, hành vi của người dân về nguy cơ lây các bệnh truyền nhiễm qua thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại hộ gia đình / Lê Thị Hoàng Liễu, Lê Minh Nhân // .- 2025 .- Kỳ III .- Tr. 34-38 .- 363
Nghiên cứu tập trung vào sự hiểu biết của hộ gia đình về nguy cơ lây nhiễm bệnh từ chất thải rắn. Nghiên cứu có sự khác biệt với các nghiên cứu trước, thể hiện tính mới sự hiểu biết của người dân về nguy cơ nhiễm bệnh từ chất thải rắn sinh hoạt, hành vi thu gom của người dân trong hộ gia đình.
29 Thực trạng nhận thức về phân loại rác tại nguồn của sinh viên ở một số trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh / Nguyễn Hồng Phúc, Dương Gia Thịnh, Đỗ Cao Đạt, Trương Minh Khải, Phạm Đình Văn, Nguyễn Vĩnh Khương // .- 2025 .- Kỳ III .- Tr. 39-48 .- 363
Đánh giá nhận thức và hành vi phân loại rác sinh hoạt tại nguồn của sinh viên ở một số trường đại học tại TP. Hồ Chí Minh, từ đó đề xuất một số giải pháp như tăng cường tuyên truyền, giáo dục bảo vệ môi trường, cải thiện cơ sở vật chất và tăng cường chuyển đổi số để tăng hiệu quả phân loại rác hiện nay.
30 Thực trạng và giải pháp nâng cao nhận thức về rác thải nhựa cho sinh viên trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh / Nguyễn Thị Thu Hiền, Thái Ngọc Hân, Quách Văn Toàn Em, Cao Anh Tuấn, Tống Xuân Tám // .- 2025 .- Kỳ III .- Tr. 49-60 .- 363
Thông qua phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu, nghiên cứu đã khảo sát 105 SV từ 24 trường đại học ở TP. Hồ Chí Minh về rác thải nhựa và giải pháp cho rác thải nhựa thông qua phiếu khảo sát online. Qua đó, nghiên cứu đề xuất giải pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức cho SV trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh như: Tích cực tuyên truyền về khái niệm và tác hại của rác thải nhựa từ cấp trường đến lớp một cách thường xuyên, liên tục; các cấp liên quan thường xuyên tổ chức hội thảo về môi trường.