CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Môi trường & Khoa học Tự nhiên
11 Cơ sở khoa học, nhiệm vụ, giải pháp và lộ trình triển khai Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn đến năm 2035 / Nguyễn Đình Thọ, Mai Thanh Dung, Lại Văn Mạnh, Nguyễn Thị Thanh Huyền, Phạm Ánh Huyền // .- 2025 .- Số 2 .- Tr. 41-48 .- 363
Tóm tắt cách tiếp cận, nguyên tắc, phương pháp, nội dung, nhiệm vụ, giải pháp, ngành, lĩnh vực ưu tiên và lộ trình, đánh giá tác động của Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn đến năm 2035.
12 Khả năng ứng dụng cách tiếp cận dự báo dài hạn (Foresight) trong xây dựng chính sách về an ninh môi trường / Trần Thị Nguyệt Minh, Nguyễn Thị Thúy, Phạm Thị Phương Thảo, Hoàng Thanh Hương // .- 2025 .- Số 2 .- Tr. 73-77 .- 363
Bài viết đề cập đến: an ninh môi trường hiện nay trên thế giới tác động thế nào tới xây dựng chiến lược, chính sách vĩ mô; Đề xuất những lợi thế khi áp dụng cách tiếp cận dự báo dài hạn (foresight) trong việc hình thành, xây dựng chính sách dài hạn về an ninh môi trường.
13 Quy trình kỹ thuật kiểm kê, quan trắc đa dạng sinh học / Mạc Thị Minh Trà, Phan Bình Minh // .- 2025 .- Số 2 .- Tr. 78-79 .- 570
Để có thể triển khai hoạt động kiểm kê, quan trắc đa dạng sinh học theo các phương pháp, quy trình thống nhất và bảo đảm theo đúng các quy định pháp luật hiện hành, ngày 31/12/2024, Bộ TN&MT đã ban hành Thông tư số 53/2024/TT-BTNMT quy định quy trình kỹ thuật kiểm kê, quan trắc đa dạng sinh học. Thông tư tập trung vào quy định, hướng dẫn quy trình và phương pháp thực hiện đối với 28 chỉ tiêu kiểm kê, 08 chỉ thị quan trắc đã được ban hành kèm theo tại Quyết định số 2067/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
14 Thúc đẩy mô hình đối tác công tư đối với các dự án điện rác : kinh nghiệm của Trung Quốc và khuyến nghị cho Việt Nam / Phạm Văn Lợi, Nguyễn Thị Thu Hoài, Nguyễn Thị Vân Anh, Nguyễn Thị Thu Thảo // .- 2025 .- Số 2 .- Tr. 85-88 .- 363
Phân tích tình hình thực hiện dự án điện rác theo mô hình PPP ở Trung Quốc, các chính sách khuyến khích, ưu đãi thúc đẩy thực hiện các dự án điện rác, đặc biệt các dự án theo mô hình PPP, từ đó đưa ra khuyến nghị cho Việt Nam.
15 Kinh nghiệm phát triển ga đường sắt xanh ở một số quốc gia và giải pháp cho Việt Nam / Kiều Văn Cẩn, Nguyễn Thị Phương Dung, Phạm Thị Huế, Nguyễn Thành Đông // .- 2025 .- Số 2 .- Tr. 94-99 .- 363
Khái niệm về ga đường sắt xanh, depot đường sắt xanh; Kinh nghiệm thúc đẩy phát triển ga đường sắt xanh, depot đường sắt xanh ở một số quốc gia; Thực trạng và giải pháp thúc đẩy phát triển ga đường sắt xanh, depot đường sắt xanh tại Việt Nam.
16 Giảm phát thải khí nhà kính và vai trò sử dụng hiệu quả năng lượng trong các doanh nghiệp Việt Nam / Nguyễn Thị Ánh Vân, Bùi Thị Cẩm Tú, Nguyễn Thị Thục // .- 2025 .- Số 2 .- Tr. 111-114 .- 363
Khái niệm về ga đường sắt xanh, depot đường sắt xanh; Kinh nghiệm thúc đẩy phát triển ga đường sắt xanh, depot đường sắt xanh ở một số quốc gia; Thực trạng và giải pháp thúc đẩy phát triển ga đường sắt xanh, depot đường sắt xanh tại Việt Nam.
17 Thu hồi và lưu trữ các-bon trong các hoạt động dầu khí ngoài khơi ở Việt Nam / Nguyễn Thị Thùy Dung // .- 2025 .- Số 2 .- Tr. 115-117 .- 363
Bài viết nhằm giải thích ý nghĩa của việc thu hồi và lưu trữ các-bon đối với sự phát triển bền vững về kinh tế, môi trường; đánh giá triển vọng thu hồi và lưu trữ các-bon trong các hoạt động dầu khí ngoài khơi ở Việt Nam, từ đó đề xuất một số giải pháp về việc xây dựng pháp luật để tạo điều kiện cụ thể hóa việc thu giữ và lưu trữ các-bon tại các mỏ dầu khí này.
18 Xu hướng công trình xanh thích ứng với biến đổi khí hậu tại Việt Nam / Lê Thị Bích Thuận, Đỗ Xuân Cảnh // .- 2025 .- Số 2 .- Tr. 124-127 .- 363
Bài viết khái quát về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và cuộc Cách mạng công trình xanh trên thế giới; xu hướng phát triển, từ đó đề xuất một số giải pháp góp phần thực hiện hiệu quả mô hình công trình xanh tại Việt Nam theo hướng sử dụng năng lượng tiết kiệm và bảo vệ môi trường.
19 Thực trạng về chất thải rắn sinh hoạt và tiềm năng phát triển kinh tế tuần hoàn từ rác thải nhựa cho Thành phố Hồ Chí Minh / Huỳnh Thị Ngọc Hân // .- 2025 .- Kỳ III .- Tr. 3-11 .- 363
Bằng phương pháp lý thuyết và thực tiễn, nghiên cứu đề xuất mô hình kinh tế tuần hoàn cho ngành nhựa, giảm thiểu rác thải nhựa cho TP. Hồ Chí Minh. Kết quả cho thấy, chưa đến 44% rác nhựa được thu hồi, còn lại hơn 56% người dân thải bỏ. Thành phần rác thải nhựa chủ yếu là nhựa polypropylen (27,1%), polyetylen (51,2%) và polyvinyl clorua (13,4%). Đặc biệt, thông qua phương pháp phân tích SWOT và thang đo Likert, nghiên cứu đã chỉ ra cơ hội trong việc tái thu nhập tài chính và những thách thức cần giải quyết khi áp dụng giải pháp đề xuất cho khu vực nghiên cứu.
20 Áp dụng cơ chế “Đặt cọc - Hoàn trả” để thu gom chai nhựa : tình huống nghiên cứu ở thành phố Hồ Chí Minh / Nguyễn Châu Thoại, Phạm Khánh Quân // .- 2025 .- Kỳ III .- Tr. 12-16 .- 363
Để tăng lượng chai nhựa tái chế, tái sử dụng và giảm thải ra môi trường, bài viết tập trung nghiên cứu áp dụng mô hình “mượn chai nước” đang thực hiện tại các nước châu Âu. Kết quả nghiên cứu xác định mức “Đặt cọc” và “Hoàn trả” theo phương pháp xác định mức sẵn lòng chi trả, từ đó đề xuất mô hình thu gom chai nhựa PET tại TP. Hồ Chí Minh, góp phần giảm ô nhiễm rác thải nhựa.