CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Môi trường & Khoa học Tự nhiên
281 Đề xuất mô hình kinh tế tuần hoàn đối với nước thải sản xuất mủ latex trên cơ sở kết tủa struvite / Võ Chí Công, Ngô Thụy Phương Hiếu, Nguyễn Văn Phước // .- 2023 .- Số 7 .- Tr. 9-13 .- 363
Khảo sát ảnh hưởng của các thông số pH, tỷ lệ Mg2+:NH4+:PO43-, thời gian phản ứng, tốc độ khuấy đến hiệu suất thu hồi amoni, phosphat từ nước thải quy trình chế biến mủ cao su latex. Qua đó, đề xuất mô hình kinh tế tuần hoàn cho quy trình xử lý nước thải chế biến mủ cao su latex.
282 Từ kinh nghiệm quốc tế, đề xuất các ngành, lĩnh vực ưu tiên thực hiện kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam / Lại Văn Mạnh, Nguyễn Thế Thông, Nguyễn Trọng Hạnh, Nguyễn Thu Trang // .- 2023 .- Số 7 .- Tr. 33-36 .- 363
Thông qua tổng hợp kinh nghiệm quốc tế về các chính sách thúc đẩy và các lĩnh vực ưu tiên thực hiện kinh tế tuần hoàn, nghiên cứu sẽ đề xuất các ngành, lĩnh vực trọng tâm cần thiết triển khai áp dụng kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam trong thời gian tới.
283 Quyền tiếp cận thông tin trong lập và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất / Đàm Thị Mai Oanh // .- 2023 .- Số 7 .- Tr. 41-44 .- 363
Quy định về quyền tiếp cận thông tin trong lập và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Thực trạng và một số tồn tại khi thực hiện quyền tiếp cận thông tin trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Một số đề xuất, kiến nghị hoàn thiện quy định về quyền tiếp cận thông tin trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
284 Sự hiện diện và tính nguy hại của “các chất ô nhiễm đáng quan ngại mới CECs” trong môi trường nước mặt, nước cấp cho sinh hoạt ở Việt Nam / Trương Thị Ngọc Thảo // .- 2023 .- Số 7 .- Tr. 45-48, 54 .- 363
Giới thiệu chung về các chất ô nhiễm đáng quan ngại mới (CECs); tính nguy hại của CECs; hiện trạng về sự hiện diện CECs tại Việt Nam; một số quy chuẩn hiện hành đối với CECs trong môi trường nước.
285 Mô hình định giá các-bon trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam / Nguyễn Hoàng Nam // .- 2023 .- Số 7 .- Tr. 49-51 .- 363
Mô hình định giá các-bon trên thế giới; Tác động của định giá các-bon trong nền kinh tế tuần hoàn; Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam.
286 Một số khuyến nghị thúc đẩy chuyển đổi nông nghiệp xanh của Việt Nam thông qua chuyển đổi sang sản xuất lúa gạo các-bon thấp / Nguyễn Thị Nga // .- 2023 .- Số 7 .- Tr. 58-60 .- 363
Sự cần thiết của việc chuyển đổi sang nền nông nghiệp các-bon thấp ở Việt Nam; Sản xuất lúa gạo ở Việt Nam và vấn đề phát thải khí nhà kính trong sản xuất lúa gạo; Con đường hướng tới chuyển đổi sang nền sản xuất lúa gạo các-bon thấp; Một số khuyến nghị thúc đẩy chuyển đổi nông nghiệp xanh của Việt Nam thông qua chuyển đổi sang sản xuất lúa gạo các-bon thấp.
287 Thực trạng và giải pháp tăng cường công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại khu vực nông thôn / Nguyễn Song Tùng // .- 2023 .- Số 7 .- Tr. 67-69 .- 363
Phân tích thực trạng quản lý, những khó khăn thách thức trong quá trình thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt và đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại khu vực nông thôn cả nước trong thời gian tới.
288 Thu hồi tài nguyên từ chất thải ngành công nghiệp xi mạ tại Việt Nam theo hướng kinh tế tuần hoàn và bền vững / Nguyễn Gia Cường, Lê Văn Giang, Nguyễn Trường Huynh // .- 2023 .- Số 7 .- Tr. 70-73 .- 363
Xử lý và thu hồi tài nguyên trong nước thải ngành xi mạ, một khía cạnh quan trọng để đảm bảo chuyển đổi sản xuất sang mô hình kinh tế tuần hoàn và bền vững.
289 Sản xuất bao bì thân thiện môi trường từ nhựa phế thải / Nguyễn Thanh Tùng, Hoàng Mai Hà // .- 2023 .- Số 7 .- Tr. 35-36 .- 363
Thông qua việc thực hiện dự án “Hoàn thiện quy trình công nghệ và xây dựng dây chuyền sản xuất một số sản phẩm bao bì chất dẻo thân thiện môi trường, có khả năng phân hủy sinh học”, các nhà khoa học thuộc Viện Hóa học (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) đã sản xuất thành công sản phẩm bao bì từ nhựa phế thải thân thiện với môi trường. Đặc biệt, nhóm nghiên cứu thực hiện dự án đã áp dụng các công nghệ tiên tiến để đảm bảo sản phẩm bao bì dai, chịu nhiệt tới 100oC, song thời gian tự phân hủy chỉ từ 18-36 tháng.
290 Nghiên cứu sự phân hủy norfloxacin bởi quá trình ôxy hóa tiên tiến sử dụng UV/TiO2/H2O2 trong thiết bị phản ứng loại ống / Phan Quí Trà, Nguyễn Thành Đồng, Phạm Tuấn Linh, Đặng Thị Lan Hương, Nguyễn Viết Hoàng, Nguyễn Thị Thu Trang // .- 2023 .- Số 7 .- Tr. 37-41 .- 363
Norfloxacin (NFX) thường được tìm thấy trong nước thải sinh hoạt, nhà máy xử lý nước thải, nước thải bệnh viện và nước mặt. Điều này có thể gây ra sự mất cân bằng sinh thái. Hơn nữa, các phương pháp xử lý sinh học thông thường (kể cả công nghệ màng lọc MBR) không khả thi để loại bỏ NFX. Trong nghiên cứu này, sự phân hủy NFX bởi quá trình ôxy hóa tiên tiến (AOPs) sử dụng các tác nhân UV/TiO2 và H2O2 trong thiết bị phản ứng loại ống ở quy mô phòng thí nghiệm đã được thực hiện. Các phản ứng phân hủy NFX có thể được biểu thị bởi mô hình động học Langmuir - Hinshelwood. Ảnh hưởng của các yếu tố: nồng độ TiO2 và H2O2, mật độ chiếu xạ UV và chế độ thủy động (tức chuẩn số Reynolds - Re) đến hằng số tốc độ phản ứng biểu kiến (kapp) đã được đánh giá.