CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Môi trường & Khoa học Tự nhiên
301 Nghiên cứu đánh giá khả năng phân hủy sinh học hoàn toàn của màng nhựa trên cơ sở tinh bột sắn và nhựa poly(butylene adipate-co-terephthalate) theo phương pháp định lượng CO2 sinh ra / Vũ Minh Đức, Nguyễn Thanh Liêm, Đặng Thị Kim Chi, Nguyễn Châu Giang // .- 2023 .- Tập 65 - Số 08 - Tháng 08 .- Tr. 50-55 .- 363
Trong nghiên cứu này, màng vật liệu polyme blend trên cơ sở tinh bột sắn (TPS)/poly(butylene adipate-co-terephthalate - PBAT) tỷ lệ 40/60 được chế tạo bằng phương pháp trộn hợp nóng chảy trên máy đùn hai trục vít. Các phương pháp phân tích đánh giá các chỉ tiêu phân hủy sinh học theo tiêu chuẩn ASTM 6400 đã cho thấy, màng nhựa blend trên cơ sở TPS/PBAT trong điều kiện tạo compost hiếu khí có kiểm soát ở nhiệt độ 58°C và độ ẩm 55% có mức độ phân hủy sinh học tính theo lượng CO2 sinh ra đạt 91% sau 155 ngày, mức độ phân rã đạt 96% sau 53 ngày và sự có mặt của các sản phẩm phân hủy còn lại hoàn toàn không gây ảnh hưởng bất lợi nào tới môi trường đất.
302 Đánh giá hiệu suất xử lý nước thải làng nghề bánh tráng bằng công nghệ bùn hoạt tính bổ sung chế phẩm sinh học / Vũ Thị Minh Châu, Nguyễn Trọng Hiệp, Mai Quang Tuyến, Nguyễn Đức Thịnh, Lê Thu Thủy, Lê Minh Tuấn // .- 2023 .- Tập 65 - Số 08 - Tháng 08 .- Tr. 61-66 .- 363
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá hiệu suất xử lý nước thải làng nghề bánh tráng bằng công nghệ bùn hoạt tính bổ sung chế phẩm sinh học.
303 Tối ưu hóa quy trình phân tích polybrominated diphenyl ethers (PBDEs) trong chất thải nhựa từ sản phẩm gia dụng / Trịnh Thị Thủy, Trịnh Thị Thắm, Đỗ Văn Điệp, Nguyễn Quang Huy, Phạm Bá Việt Anh // .- 2023 .- Tập 65 - Số 08 - Tháng 08 .- Tr. 67-72 .- 363
Nghiên cứu xác định sự tồn dư của PBDEs trong các sản phẩm nhựa gia dụng là một yêu cầu cần thiết để kiểm soát sự ảnh hưởng của chúng đến sức khỏe con người cũng như sự phát thải vào môi trường sau khi thải bỏ. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích tối ưu hóa một số điều kiện xử lý mẫu nhựa để xác định PBDEs trong chất thải nhựa từ sản phẩm gia dụng.
304 Genome mining reveals chitin degradation potential of Streptomyces parvulus VCCM 22513 / Quach Ngoc Tung, Nguyen Thi Thu An, Vu Thi Hanh Nguyen, Phi Quyet Tien // .- 2023 .- Vol 45 - Number 2 - June .- P. 27-36 .- 363
In the present study, out of 22 Streptomyces strains, Streptomyces parvulus VCCM 22513 produced the highest chitinase activity. Time courses of incubation revealed that the maximum chitinase (0.91 ± 0.04 U/mL) of this strain was observed after 96 hours in the yeast extract salts medium supplemented with 10.0 g/L colloidal chitin. Additional genomic analysis of VCCM 22513 was also conducted to discover the genomic information related to chitin degradation.
305 Phát triển hydro trong lộ trình chuyển dịch năng lượng và gợi ý từ góc độ chính sách khoa học và công nghệ / Lê Việt Cường, Nguyễn Văn Thạo // .- 2023 .- Số 8 .- Tr. 22-25 .- 363
Cùng với những giải pháp về phát triển năng lượng tái tạo, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, phát triển nguồn điện có phát thải carbon thấp…, hydro và những dẫn xuất của hydro có vị trí ngày càng quan trọng trong lộ trình chuyển dịch năng lượng. Với Việt Nam, bài viết chỉ ra những khó khăn, thách thức phát triển nguồn năng lượng hydro và cần có giải pháp liên quan đến hoạt động khoa học và công nghệ2 (KH&CN) để đạt được mục tiêu đề ra.
306 Chuyển đổi năng lượng trước biến đổi khí hậu: kinh nghiệm từ Trung Quốc / Trương Thị Mỹ Nhân // Tài chính .- 2023 .- Số 805 .- Tr. 67-70 .- 363
Biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường, trở thành xu thế không thể đảo ngược, ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội của các quốc gia trong đó có Việt Nam. Với một quốc gia chịu ảnh hưởng lớn của biến đổi khí hậu, được các tổ chức thế giới đánh giá cao về mức độ chuyển đổi năng lượng, Việt Nam đang từng bước chuyển đổi nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu thông qua ban hành thể chế, chính sách, cũng như thực hiện các hành động cụ thể. Tuy nhiên, trước bối cảnh mới, vẫn còn nhiều thách thức. Vì thế, để có thể xây dựng một lộ trình chuyển đổi năng lượng cũng như các giải pháp chuyển đổi hiệu quả thì nghiên cứu kinh nghiệm của những nước đi trước, cả thành công lẫn thất bại là việc làm có ý nghĩa.
307 Kinh nghiệm và giải pháp về thực hiện kinh tế tuần hoàn khu vực đô thị / Nguyễn Công Thành // .- 2023 .- Số 6 .- Tr. 38-41, 59 .- 363
Trình bày các thảo luận về khái niệm đô thị tuần hoàn, các thách thức cùng với các giải pháp hành động nhằm chuyển đổi phát triển một đô thị tuần hoàn.
308 Thực trạng, xu hướng và đề xuất giải pháp phát triển kinh tế tuần hoàn đối với ngành Giao thông vận tải tại Việt Nam / Phạm Thị Huế, Lưu Thị Thu Hà, Trần Nguyên Hà // .- 2023 .- Số 6 .- Tr. 46-49 .- 363
Tổng hợp các bài học kinh nghiệm ở một số nước trên thế giới, đồng thời phân tích thực trạng, xu hướng và đề xuất các giải pháp cho nền kinh tế tuần hoàn đối với các phương tiện vận tải ở nước ta.
309 Đề xuất một số giải pháp bảo vệ môi trường trong việc phát thải gas lạnh vào khí quyển / Lê Thành Niên, Phạm Kim Tuấn // .- 2023 .- Số 6 .- Tr. 53-55 .- 363
Phân tích sự ảnh hưởng tác động đến môi trường sống đối với sự phát thải gas lạnh và đưa ra một số giải pháp để hạn chế phát thải gas lạnh vào môi trường.
310 Một số mô hình và phương pháp phân loại xanh trong phát triển kinh tế tuần hoàn / Nguyễn Hoàng Nam // .- 2023 .- Số 6 .- Tr. 56-59 .- 363
Hệ thống phân loại xanh là thành phần quan trọng để vận hành quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế các bon thấp, bao gồm một loạt các hoạt động về chủ đề môi trường, xã hội và quản trị, ưu tiên chính trong số các hoạt động này là biến đổi khí hậu và có khả năng phục hồi phù hợp với Thỏa thuận Paris. Trên thế giới có nhiều mô hình và phương pháp phân loại, tùy theo quy định ở từng quốc gia. Giới thiệu một số mô hình và phương pháp phân loại xanh trong phát triển kinh tế tuần hoàn.