CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Môi trường & Khoa học Tự nhiên
141 Thu phí chất thải rắn sinh hoạt theo khối lượng tại Mỹ và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam / Mai Thị Thu Huệ, Nguyễn Hương Giang // .- 2024 .- Số 4 .- Tr. 53-55 .- 363
Phân tích việc áp dụng hệ thống thu phí chất thải phát sinh hay chính sách trả tiền cho những gì bạn bỏ/ ném đi tại Mỹ, một trong những quốc gia tiên phong và thành công khi thực hiện chương trình này, từ đó, đưa ra một số bài học kinh nghiệm trong thực hiện công tác này tại Việt Nam.
142 Diễn biến chất lượng môi trường không khí khu vực miền Trung trong năm 2023 và đề xuất một số giải pháp trong thời gian tới / Nguyễn Quang Vinh, Hồ Thị Đang Trang // .- 2024 .- Số 4 .- Tr. 67-68 .- 363
Bài viết đánh giá chất lượng không khí và tiếng ồn thực hiện từ tháng 3 - 11/2023, từ đó đề xuất một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí.
143 Giải pháp thoát nước xanh ứng phó với biến đổi khí hậu / Đỗ Thị Thùy // .- 2024 .- Số 346 - Tháng 3 .- Tr. 20-25 .- 628
Tác giả đưa ra tổng hợp thực trạng và nguyên nhân gây ra ngập úng đô thị, kết hợp cùng những bài học kinh nghiệm áp dụng hạ tầng xanh trong việc chống ngập lụt của các quốc gia trên thế giới, để từ đó khuyến nghị những giải pháp chống ngập lụt cho các đô thị tại Việt Nam.
144 Định hướng quản lý nước thải ngành công nghiệp dệt nhuộm Việt Nam đến năm 2050 / Nguyễn Thị Minh Tâm, Nghiêm Vân Khanh, Phạm Văn Dương // .- 2024 .- Số 672 - Tháng 5 .- Tr. 108-112 .- 628
Trình bày các nội dung về kết quả nghiên cứu thực trạng và đề xuất định hướng trong quản lý nước thải từ hoạt động dệt nhuộm đến năm 2050 nhằm cụ thể hóa Nghị định 06/2022/NĐ-CP của Chính phủ, quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-zôn đối với lĩnh vực công nghiệp này.
145 Về hướng nghiên cứu ứng dụng Quang tại Viện Ứng dụng công nghệ / Tạ Văn Tuân // .- 2024 .- Số 1 - Tháng 3 .- Tr. 29-36 .- 530
Bài viết giới thiệu hướng nghiên cứu ứng dụng Quang tử tại viện ứng dụng công nghệ; Nêu một số nội dung dự kiến để nhận được sự góp ý của cộng đồng nghiên cứu Quang tử tại Việt Nam.
146 Tổng quan hạch toán tích hợp kinh tế - môi trường đối với tài nguyên nước và kiến nghị áp dụng cho Việt Nam / Mai Thanh Dung, Lại Văn Mạnh, Vũ Đức Linh, Nguyễn Thị Thanh Huyền // .- 2024 .- Số 3 .- Tr. 4-7 .- 363
Nghiên cứu sử dụng các phương pháp phân tích tại bàn, phân tích chính sách nhằm giới thiệu phương pháp, ý nghĩa hạch toán tích hợp kinh tế - môi trường đối với tài nguyên nước, từ đó kiến nghị áp dụng cho Việt Nam.
147 Khảo sát khả năng hấp phụ ciprofloxacin trong nước bằng than sinh học có nguồn gốc từ rong biển được điều chế thông qua quá trình các bon hóa thủy nhiệt và hoạt hóa ZnCL2 / Trương Quốc Minh, Nguyễn Minh Kỳ, Hoàng Tuấn Dũng, Đặng Kim Chi // .- 2024 .- Số 3 .- Tr. 12-16 .- 363
Sự kết hợp giữa hai phương pháp các-bon hóa thủy nhiệt và hoạt hóa kẽm clorua (ZnCl2) [13, 14] đã được thử nghiệm để tăng cường các đặc tính hóa lý của than sinh học từ rong biển Chaetomorpha sp. nhằm cải thiện khả năng hấp phụ chất ô nhiễm. Ngoài ra, các đường đẳng nhiệt hấp phụ và động học hấp phụ được sử dụng để khám phá quá trình hấp phụ CIP của than sinh học.
148 Nghiên cứu hiệu quả tiền xử lý bằng phương pháp xử lý thủy nhiệt với dung dịch kiềm loãng cho quá trình sản xuất bioethanol từ mùn cưa gỗ cao su / Ngô Trần Bảo Việt, Huỳnh Nguyễn Đức Tài, Trần Thanh Toàn, Lê Nguyễn Phúc Thiên, Nguyễn Đình Quân // .- 2024 .- Số 3 .- Tr. 17-21 .- 572
Nghiên cứu này tập trung vào việc đánh giá tác động của các tác nhân hóa học khác nhau trong giai đoạn tiền xử lý đối với cấu trúc cellulose của nguyên liệu lignocellulose.
149 Những nội dung trọng tâm và các yêu cầu, nhiệm vụ chủ yếu để triển khai Luật Tài nguyên nước năm 2023 / Nguyễn Thị Lệ Thủy // .- 2024 .- Số 3 .- Tr. 22-25 .- 363
Bài viết đề cập đến những điểm mới, nội dung trọng tâm và các yêu cầu, nhiệm vụ, công việc chủ yếu cần tiến hành đối với Luật Tài nguyên nước năm 2023.
150 Định giá giá trị của nước ngọt và hệ sinh thái nước ngọt / Phùng Thị Quỳnh Trang // .- 2024 .- Số 3 .- Tr. 51-53 .- 363
Báo cáo này nhằm mục đích định lượng các giá trị sử dụng trực tiếp và gián tiếp từ nước ngọt trên toàn cầu để làm sáng tỏ các lợi ích thường xuyên bị đánh giá thấp, từ đó cân nhắc những đánh đổi tiềm ẩn và đưa ra quyết định quan trọng xung quanh việc quản lý nước cũng như bảo vệ bền vững hệ sinh thái nước ngọt.