CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Môi trường & Khoa học Tự nhiên

  • Duyệt theo:
1321 Đề xuất khung chương trình bồi dưỡng, nâng cao năng lực phân tích chính sách quản lý tài nguyên và môi trường / ThS. Trịnh Thị Hải Yến, CN. Phạm Kim Long, TS. Nguyễn Thắng // Tài nguyên & Môi trường .- 2018 .- Số 10 (288) .- Tr. 35 – 36 .- 363.7

Qua việc nghiên cứu, so sánh các chương trình phân tích chính sách công nêu trên cùng với việc lựa chọn những nội dung quan trọng của chính sách hiện hành về quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, tác giả đề xuất Khung chương trình bồi dưỡng, nâng cao năng lực phân tích chính sách quản lý tài nguyên và môi trường gồm 3 nội dung chính: Khung chương trình về các môn bổ trợ; khung chương trình về các chính sách cần phân tích; bài tập và thảo luận.

1323 Mấy vân đề lý luận về quản lý chất thải rắn thông thường ở Việt Nam hiện nay / TS. Bùi Đức Hiển // .- 2018 .- Số 10 (288) .- Tr. 16 – 17 .- 363.7

Nêu khái niệm, đặc điểm, phân loại chất rắn thải thông thường và công tác quản lý chất thải rắn thông thường trên cơ sở coi một loại tài nguyên.

1324 Nghiên cứu khả năng tiếp nhận nước thải công nghiệp của sông Hậu theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2030 / Phạm Thành Nhơn, PGS.TS. Nguyễn Hiếu Trung // Tài nguyên & Môi trường .- 2018 .- Tr.19 – 24 .- Tr.19 – 24 .- 363.7

Đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải công nghiệp của sông Hậu theo định hướng phát triên kinh tế - xã hội đến năm 2030 nhằm tính toán và dự báo tải lượng thải đối với nguồn ô nhiểm điểm của các khu vực công nghiệp theo quy hoạch phát triển KT – XH.

1325 Nghiên cứu tính toán độ ẩm của đất khu vực Bắc Tây Nguyên sử dụng ảnh Landsat 8 / Ngô Thị Dinh, Nguyễn Thiên Phương Thảo, Nguyễn Việt Hà,… // Tài nguyên & Môi trường .- 2018 .- Số 10 (288) .- Tr.31 – 34 .- 363.7

Tiến hành xây dựng phương trình tính toán độ ẩm của đất sử dụng dữ liệu ảnh vệ tinh Landsat 8 OLI để từ đó giám sát hạn hán tại khu vực Bắc Tây Nguyên khu vực thường xuyên xảy ra hạn hán đặc biệt vào các năm chịu ảnh hưởng của hiện tượng EINi#O.

1326 Quy hoạch sử dụng đất của một số nước trên thế giới và vấn đề có liên quan đến liên kết vùng tại Việt Nam / NCS. Vũ Lệ Hà // Tài nguyên & Môi trường .- 2018 .- Số 10 (288) .- Tr. 25 – 27 .- 363.7

Quy hoạch sử dụng đất hiện nay thực hiện phân vùng chức năng sử dụng đất theo không gian rất hạn chế, đa số các quy hoạch sử dụng đất chỉ chú ý đến việc phân bổ các chỉ tiêu loại đất, chưa quan tâm đến yếu tố dự trữ và bảo vệ đất; chưa có quy hoạch sử dụng đất cấp vùng lãnh thổ làm giảm tính liên kết và tính định hướng giữa quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia với quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh. Từ những phân tích trên đưa ra các bài học kinh nghiệm cho việc giải quyết các vấn đề quy hoạch sử dụng đất vùng lãnh thổ tại Việt Nam.

1327 Xây dựng chiến lược tăng trưởng xanh vì mục tiêu phát triển bền vững đất nước / Nguyễn Hồng Quang // Tài nguyên & Môi trường .- 2018 .- Số 7 (285) .- Tr. 11 – 13 .- 363.7

Nêu con đường phát triển nhanh và bền vững, thách thức và thời cơ cho các doanh nghiệp và ba nhiệm vụ của chiến lược tăng trưởng xanh.

1328 Gìn giữ sinh thái môi trường vịnh Vân Phong / Dư Văn Toán // Du lịch Việt Nam .- 2018 .- Số 5 tháng 5 .- Tr. 16-18 .- 363

Phân tích các tác động đối với hệ sinh thái biển, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên môi trường biển khu vực này.

1329 Ảnh hưởng tiêu cực hạ thấp và phục hồi mực nước do khai thác nước ngầm trong các khu vực đô thị / TS. Tạ Thị Thoảng, ThS. Vũ Thị Hồng Cẩm // Tài nguyên & Môi trường .- 2018 .- Số 6 (284) .- Tr. 30 – 32 .- 363.7

Trình bày tổng quan về tình hình khai thác và sử dụng nước ngầm trong nước và trên thế giới; Ảnh hưởng của hạ thấp mực nước do khai thác nước ngầm; Sự phục hồi mức nước của các tầng chứa nước và các vấn đề phát sinh.

1330 Đánh giá khả năng xử lý chất ô nhiễm của các dòng thải sản xuất Chitin theo phương pháp hóa học cải tiến có thu hồi khi sử dụng Chitosan / Trần Nguyễn Vân Nhi, Lương Trung Hiếu, Trương Anh Thụy,... // Tài nguyên & Môi trường .- 2018 .- Số 6 (284) .- Tr.27 – 29 .- 363.7

Nghiên cứu áp dụng Chitosan như là một chất keo tụ sinh học cho 2 loại hỗn hợp dòng thải đậm đặc. Nghiên cứu tiến hành tiền xử lý bằng cách chỉnh pH tối ưu = 4. Sau đó dùng chitosan keo tụ loại bỏ các chất hữu cơ và vô cơ còn trong nước, được khảo sát qua các chỉ tiêu: COD, TKN, TP, TSS, Ca. Kết quả cho thấy, Chitosan có độ nhớt cao hiệu quả hơn và hỗ hợp 6 dòng thải cho thấy kết quả tốt hơn 4 dòng thải, xử lý COD hiệu quả hơn 22,53%, TKN cao hơn 13,77%, NH4 +_N cao hơn 17,11 và Ca cao hơn 22, 48.