CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Môi trường & Khoa học Tự nhiên

  • Duyệt theo:
1301 Khảo sát nhiệt độ và nồng độ bồ hóng trong ngọn lửa đốt gas và dầu / PGS. TS.Lê Văn Lữ, KS. Nguyễn Minh Phương // Tài nguyên & Môi trường .- 2018 .- Số 11 (289) .- Tr.17 – 19 .- 363.7

Trình bày kết quả nghiên cứu về nhiệt độ cháy và nồng độ bồ hóng phát sinh trong ngọn lửa khi đốtt hai loại nhiên liệu dầu Diesel và gas LPG nhằm xác lập kỹ thuật chuyển đổi nhiên liệu cho các lò công nghiệp.

1302 Mối quan hệ giữa phổ phản xạ và hàm lượng độ đục (NTU) nước mặt khu vực, đầm Hà Nội từ dữ liệu ảnh vệ tinh VNREDSat–1A ngày 20/10/2016 sau khi hiệu chỉnh khí quyển / Đinh Thị Thu Hiền, Lê Thanh Toàn // Tài nguyên & Môi trường .- 2018 .- Số 13 (291) .- Tr.16 – 17 .- 363.7

Trình bày kết quả nghiên cứu thực nghiệm mối quan hệ giữa phổ phản xạ và hàm lượng độ đục (NTU) nước mặt khu vực, đầm Hà Nội từ dữ liệu ảnh vệ tinh VNREDSat – 1A ngày 20/10/2016 sau khi hiệu chỉnh khí quyển. Có thể sử dụng kết quả để đánh giá ô nhiễm nước mặt khu vực hồ, đầm Hà Nội.

1303 Nâng cao hiệu quả chính sách khai thác thác khoáng sản trong hội nhập kinh tế quốc tế: Nhìn từ cộng đồng kinh tế Asean / CN. Nguyễn Hữu Đạt, TS. Lại Văn Mạnh // Tài nguyên & Môi trường .- 2018 .- Số 11 (289) .- Tr.28 – 30 .- 363.7

Trình bày vấn đề hợp tác khoáng sản Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế, cường hợp tác khoáng sản trong AEC, chính sách khai khoáng ở Việt Nam và khả năng thích ứng với hội nhập AEC và đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả chính sách khai thác khoáng sản.

1304 Nghiên cứu, chế tạo vật liệu hấp phụ xử lý chì trong các nguồn nước bị ô nhiễm từ vỏ trấu / Dương Thị Hậu // Tài nguyên & Môi trường .- 2018 .- Số 13 (291) .- Tr.18 – 19 .- 363.7

Những năm trở lại đây, sản lượng gạo của nước ta đang có xu thế tăng, cứ mỗi tấn lúa sẽ tạo ra khoảng 200 kg vỏ trấu, nếu không có biện pháp để xử lý hiệu quả lượng vỏ trấu này thì sẽ gây ra các vấn đề môi trường nghiêm trọng. Do vậy, việc nghiên cứu sử dụng vỏ trấu để làm vật liệu hấp phụ các ion kim loại trong nước có ý nghĩa khoa học, thực tiễn, mở ra xu hướng mới trong việc sử dụng hiệu quả nguồn vỏ trấu, giảm khả năng gây ô nhiễm môi trường, tạo ra một loại vật liệu rẻ tiền.

1305 Nghiên cứu đánh giá khả năng khí hóa chất thải rắn sinh hoạt làm nhiên liệu thay thế / Lê Cao Chiến, Nguyễn Thị Tâm, Trần Quốc Huy,… // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2018 .- Số 6 (Tập 60) .- Tr. 37 – 43 .- 363.7

Đánh giá tìm năng ứng dụng công nghệ khí hóa phục vụ công tác xử lý CTR, giúp tạo ra năng lượng và các sản phẩm cần thiết góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

1306 Nghiên cứu đề xuất xây dựng chỉ tiêu về khí thải phương tiện giao thông đường sắt của Việt Nam / TS. Đặng Việt Hà // Giao thông vận tải .- 2018 .- Số tháng 4 .- Tr.113 – 116 .- 363.7

Trình bày kết quả của đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ cấp Bộ GTVT, mã số DT164043 đã được nghiệm thu năm 2017 về phương pháp, tiêu chuẩn, chỉ tiêu đánh giá khí thải đối với đầu máy diesel và toa xe phát điện đang sử dụng trên đường sắt quốc gia Việt Nam. Sản phẩm nghiên cứu của đề tài là cơ sở để xây dựng và ban hành tiêu chuẩn khí thải đối với PTGTDS tại Việt Nam trong thời gian tới.

1307 Nghiên cứu hạn hán dựa vào chỉ số lượng mưa tiêu chuẩn SPI / Phạm Thị Thanh Hòa, Vũ Ngọc Quang // Tài nguyên & Môi trường .- 2018 .- Số 11 (289) .- Tr. 14 – 16 .- 363.7

Để phát hiện nhanh hiện tượng hạn hán, chỉ số lượng mưa tiêu chuẩn SPI là công cụ được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Trong nghiên cứu này, SPI được tính toán trên cơ sở lượng mưa nhiều năm trong khu vực tỉnh Đăk Nông, kết hợp với công nghệ GIS, thành lập bản đồ phân vùng hạn hán.

1308 Nghiên cứu ứng dụng mô hình tuyển nổi trong xử lý nước thải phát sinh từ hoạt động bảo dưỡng, sửa chữa các phương tiện giao thông / ThS. Thân Thị Hải Yến // Giao thông vận tải .- 2018 .- Số tháng 4 .- Tr. 131 – 134 .- 363.7

Trình bày một số kết quả thí nghiệm bước đầu về tách bỏ chất bẩn có trong nước thải rửa xe từ trạm bảo dưỡng sửa chữa bằng hình tuyển nổi có sục khí. Kết quả phân tích mẫu cho thấy nồng độ dầu khoán trong nước thải rửa xe không cao (2.6 – 6.7 mg/l), hàm lượng cặn lơ lửng dao động từ 158-1473 mg/l, hàm lượng chất cơ hữu (BOD 5, COD) lớn. Tuyển nổi có sục khí trong thời gian 20 phút kết hợp bổ sung chất keo tụ giúp hiệu suất loại bỏ TSS, BOD5 COD đạt lần lượt 93%, 74%, 78 %.

1309 Nghiên cứu việc sử dụng thực vật thân gỗ trong việc xử lý không khí ô nhiễm ở khu vực đô thị / Trần Anh Tuấn // Tài nguyên & Môi trường .- 2018 .- Số 11 (289) .- Tr.23 – 25 .- 363.7

Kết quả nghiên cứu ban đầu của tác giả về “ Khả năng sử dụng thực vật giám sát ô nhiễm không khí”, triển khai từ năm 2011, trên cây xanh và cây keo lá tràm đã xác định khả năng sử dụng thực vật thân gỗ thanh lọc các khí ô nhiễm Nox, SO2, là các khí ô nhiễm đặc trưng của các hoạt động giao thông và hoạt động công nghiệp. Kết quả nghiên cứu đã xây dựng được mô hình thực nghiệm khảo sát đánh giá khả năng sử dụng thực vật thân gỗ trong thanh lọc các khí ô nhiễm nói trên. Kết quả nghiên cứu này, mở ra khả năng giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí do giao thông đô thị bằng việc chọn lựa các giống cây có khả năng thanh lọc khí ô nhiễm để phát triển hệ thống cây xanh đô thị.

1310 Phân chia nhóm mỏ và định hướng mạng lưới thăm dò than dưới mức -300m khu mỏ Hà Ráng, Quảng Ninh / Lương Quang Khang, Bùi Thanh Tịnh // Tài nguyên & Môi trường .- 2018 .- Số 11 (289) .- Tr.20 – 22 .- 363.7

Phân chia nhóm mỏ và định hướng mạng lưới thăm dò than dưới mức -300m khu mỏ Hà Ráng, Quảng Ninh/ Lương Quang Khang, Bùi Thanh Tịnh// Tài nguyên & Môi trường .- 2018 .- Số 11 (289) .- Tr.20 – 22 Nội dung: Trên cơ sở các số liệu thu nhận được từ công tác điều tra, thăm dò, khai thác các vỉa than hiện tại của khu mỏ Hà Ráng. Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu đánh giá các thông số công nghiệp vỉa than dưới mức -300m làm cơ sở cho việc xác lập nhóm mở thăm dò và định hướng mạng lới thăm dò than dưới mức -300m khu mỏ Hà Ráng.