CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Môi trường & Khoa học Tự nhiên

  • Duyệt theo:
1081 Tác động của biến đổi khí hậu tới Kiên Giang và các giải pháp ứng phó / Nguyễn Kiên // Tài nguyên & Môi trường .- 2019 .- Số 4 .- Tr. 43-44 .- 363

Kiên Giang là tỉnh ven biển của Đồng bằng sông Cửu LongL, nằm cuối nguồn của sông Mê Kong nơi đổ nước ra biển, nhưng là đầu nguồn của triều biển Tây - Vịnh Rạch Giá nên chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu; đặc biệt là nước biển dâng, lũ lụt, bão, áp thấp nhiệt đới và lốc xoáy hàng năm. Trước tác động của biến đổi khí hậu, tìm ra các giải pháp ứng phó, thích nghi là nhiệm vụ quan trọng, tỉnh Kiên Giang cần đặc biệt quan tâm.

1082 Bảo vệ môi trường ở Nam Định - Thực trạng và một số đề xuất, kiến nghị / Thanh Bình // Tài nguyên & Môi trường .- 2019 .- Số 4 .- Tr. 40-42 .- 363

Công tác bảo vệ môi trường ở Nam Định trong những năm qua đã được cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm và ý thức bảo vệ môi trường của đông đảo người dân, doanh nghiệp được nâng lên rõ rệt, đặc biệt là nhiều hành động thiết thực để gìn giữ, bảo vệ môi trường sống cho các thế hệ con cháu mai sau. Qua công tác thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường ở Nam Định, cũng bộc lộ những bất cập cần hoàn thiện.

1083 Khảo sát khả năng xử lý Methylene Blue bằng than Mắc-ca được hoạt hóa bằng hóa chất K2CO3 / Đào Minh Trung, Nguyễn Thị Thanh Trâm, Nguyễn Xuân Dũ // Tài nguyên & Môi trường .- 2019 .- Số 7 .- Tr. 18-19 .- 363

Khảo sát khả năng xử lý nước thải Methylene Blue (MB) bằng vật liệu than hoạt tính được điều chế từ vỏ hạt Mắc-ca với tác nhân hoạt hóa hóa học K2CO3 cho thấy khả năng hấp phụ MB đạt 1g/261.52mg MB ở các điều kiện tối ưu như nhiệt độ 650oC và thời gian nung 60 phút. Kết quả khảo sát cho thấy than có khả năng xử lý màu MB tốt nhất đạt 98.55% tương ứng với độ màu 406 Pt-Co ở các điều kiện tối ưu như pH=9.5 và thời gian nung 60 phút. Kết quả cho thấy có sự tương đồng với các kết quả nghiên cứu khác và có khả năng ứng dụng vào xử lý nước thải màu.

1084 Thực trạng môi trường lao động Công ty Sứ Kỹ thuật Yên Bái / Nguyễn Thanh Thảo, Khương Văn Duy // .- 2018 .- Số 110(1) .- Tr. 96-105 .- 624

Mô tả thực trạng môi trường lao động tại Công ty sứ kỹ thuật ở Yên Bái, năm 2016 bao gồm: môi trường lao động gồm vi khí hậu, tiếng ồn, bụi toàn phần, chiếu sáng và hơi khí. Phương pháp nghiên cứu là khảo sát môi trường làm việc theo “Thường quy kỹ thuật Y học lao động và Vệ sinh môi trường, năm 2015” của Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường.

1085 Nghiên cứu điều chế vật liệu bentonite lai vô cơ/hữu cơ và ứng dụng xử lý phenol đỏ, Mn(II) trong nước / Bùi Văn Thắng, Trần Việt Dũng, Trần Thị Xuân Mai // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2019 .- Số 6(Tập 61) .- Tr.11-16 .- 572

Trong bài báo này, nhóm tác giả đã nghiên cứu phát triển vật liệu hấp thụ mới trên nền bentonite có khả năng loại bỏ đồng thời các chất hữu cơ và cation kim loại trong nước. Bentonite lai vô cơ/hữu cơ được điều chế bằng cách trao đổi cation vô cơ hydrate lớp xen giữa của sét bentonite bằng tác nhân cetyltrimethylamnonium bromide (CTAB) và polyoxocation nhôm. Cấu trúc và đặc trưng tính chất của vật liệu bentonite và bentonite biến tính được xác định bằng phổ XRD, FTIR, BET, TG-DTG. Kết quả cho thấy, CTAB và polyoxocation nhôm đã chèn với lớp giữa của bentonite. Kết quả đánh giá khả năng xử lý của vật liệu CTAB/Al- Bentonite bước đầu cho thấy chúng có khả năng xử lý đồng thời phenol đỏ và Mn(II) trong nước.

1086 Phân lập định danh và nghiên cứu đặc điểm sinh học một số chủng vi sinh vật có khả năng phân hủy dầu mỏ trong mẫu đất, bùn nhiễm xăng dầu tại Quân khu 7 / Đinh Thị Vân, Ngô Cao Cường // .- 2019 .- Số 6(Tập 61) .- Tr.24-28 .- 572

Từ 3 mẫu đất bùn nhiễm dầu, đã tuyển chọn và phân lập được 3 chủng nấm men có khả năng phân hủy dầu. Tổ hợp vi sinh vật có khả năng phân hủy 93% hàm lượng dầu bổ sung sau 9 ngày thử nghiệm. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhiệt độ tối ưu cho vi khuẩn và nấm men là khoảng 30 độ C, pH tối ưu là khoảng trung tính, các chủng vi sinh vật phát triển ở nồng độ muối loãng 0,1%. Bằng phương pháp sinh học phân tử đã định danh được 6 chủng vi sinh vật trong tổ hợp, bao gồm: chủng VKbt1 thuộc về loài Chryseobacterium defluvii; chủng VKbt2 thuộc về loài Chryseobacterium gleum; chủng VKbx thuộc chi Pseudomonas sp.; chủng NMbt1 thuộc về loài Pichia jadinii; chủng MNbt2 thuộc về loài Candida tropicalis; chủng MNbx thuộc về loài Candida tropicalis.

1087 Sự tích lũy BPA trong trầm tích khu vực tiếp nhận nước thải sau xử lý của bãi chôn lấp Phước Hiệp, TP Hồ Chí Minh / Trần Bích Châu, Trần Thị Thu Dung, Lê Xuân Vĩnh // .- 2019 .- Số 6(Tập 61) .- Tr.29-33 .- 570

Nghiên cứu đánh giá hiện trạng Bisphenol A (BPA) trong môi trường trầm tích tại khu vực tiếp nhận nước thải từ bãi chôn lấp rác Phước Hiệp trong 7 tháng (tháng 4, 5, 6, 7, 11, 12/2017 và 01/2018), bao gồm 4 vị trí. Phương pháp phân tích được sử dụng là phương pháp chiết pha rắn (SPE) kết hợp với phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) – đầu dò khối phổ (MS). Kết quả thu được trong các mẫu trầm tích đều phát hiện nồng độ của BPA dao động từ 18,56-80,36 ng/g tại 4 vị trí khảo sát. Nồng độ BPA có xu hướng thay đổi nhẹ tại các vị trí lấy mẫu theo thời gian và không gian do sự tích lũy BPA trong môi trường.

1088 Đề xuất giải pháp cải tạo đập dâng thành hồ chứa cho khu vực Tây Nguyên / Nguyễn Vũ Việt, Trần Thị Nhung // .- 2019 .- Số 6(Tập 61) .- Tr.38-41 .- 570

Trữ nước bằng hồ chứa là giải pháp tương đối hữu hiện để cung cấp nguồn nước cho nông nghiệp, sinh hoạt vào mùa khô ở khu vực Tây Nguyên. Tuy nhiên, hiện nay những vị trí có thể xây dựng được hồ chứa với suất đầu tư thấp ở khu vực này không còn nhiều. Để giải quyết nhu cầu nước cho sản xuất và sinh hoạt, có một giải pháp khả thi là nâng cấp những công trình đập dâng có vị trí thuận lợi thành hồ chứa. Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu giải pháp tăng khả năng trữ nước cho Tây Nguyên bằng việc cải tạo một số đập dâng hiện có thành hồ chứa.

1089 Nghiên cứu khả năng xử lý nước thải nhà máy mía đường của cây Mái dầm (Cryptocoryne ciliata Wydler) / Lê Mỹ Hạnh, Nguyễn Thanh Bình, Trương Hoàng Đan // .- 2019 .- Số 6(Tập 61) .- Tr.59-65 .- 570

Nước thải nhà máy đường trên địa bàn tỉnh Hậu Giang với thành phần chủ yếu là các chất ô nhiễm hữu cơ, khi thải ra sẽ làm ô nhiễm môi trường xung quanh. Tuy nhiên, với thành phần các chất ô nhiễm như trên có thể xử lý bằng phương pháp sinh học (bãi lọc ngập nước). Khảo sát sự phân bố của thực vật thủy sinh khu vực gần các nhà máy đường cho thấy cây Mái dầm xuất hiện khá nhiều, khả năng sinh trưởng và phát triển tốt. Tiến hành thí nghiệm 2 nhân tố khảo sát khả năng xử lý nước thải nhà máy đường của cây Mái dầm ở các mức nồng độ 100% nước thải, 50% nước thải và 25% nước thải, lấy mẫu nước trong các thùng thí nghiệm phân tích ở các ngày thứ 1, 3, 5 và 10 cho thấy nồng độ các chất ô nhiễm giảm dần theo thời gian, ở nghiệm thức có cây Mái dầm, nồng độ các chất ô nhiễm giảm nhiều hơn so với nghiệm thức không có cây Mái dầm với các chỉ tiêu phân tích gồm Ph, TSS, COD, T-N, T-P. Do đó, cây Mái dầm có thể xử lý được nước thải từ nhà máy đường. Hầu hết các chỉ tiêu đều đạt dưới ngưỡng cho phép xả thải vào nguồn nước sử dụng cho cấp nước sinh hoạt theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN40:2011 BTNMT (cột A2). Tuy nhiên, chỉ tiêu TSS và COD đấn ngày thứ 10 vẫn còn khá cao so với quy chuẩn. Do vậy, cần nghiên cứu thêm về thời gian xử lý để các chỉ tiêu đều đạt khi xả thải.

1090 Khảo sát điều kiện tách chiết sophorolipid từ dịch lên men Candida bombicola và thử nghiệm hoạt tính sinh học / Lê Phước Thọ, Trần Tấn Phát, Dương Thị Thanh Thảo, Lê Thị Thu Hương, Nguyễn Hoàng Dũng, Đinh Minh Hiệp, Nguyễn Bạch Huệyv // .- 2019 .- Số 6(Tập 61) .- Tr.70-75 .- 572

Sophorolipid (SL) là chất hoạt động bề mặt sinh học tiềm năng với khả năng phân giải sinh học cao, độc tính thấp và thân thiện với môi trường, được sản xuất bởi quá trình lên men từ loài nấm men an toàn Candida bombicola. Để tách chiết SL từ dịch lên men có hiệu suất và hoạt tính sinh học cao, quy trình tách chiết phù hợp đã được tiến hành khảo sát. Kết quả cho thấy, điều kiện phù hợp để tách chiết SL từ dịch lên men Candida bombicola là sử dụng hệ dung môi ethyl acetate:dịch lên men 1:1 (v:v); petroleum ether:methanol:dịch lên men 1:1:1 (v:v:v) đạt hiệu suất tách chiết SL từ 90% trở lên và khả năng loại béo đạt 97% trở lên khi tổng hàm lượng SL và dầu đậu nành có trong dịch lên men không vượt quá 20%. Hiệu suất thu hồi các dung môi ethyl acetate (EtAc), methanol (MeOH), petroleum ether (PE) trong quá trình tách chiết SL từ dịch lên men có tổng hàm lượng SL và dầu đậu nành từ 2-20% lần lượt là từ 91-92%, 78-83%, 32-43%. SL có nồng độ 100 mg/ml có khả năng kháng khuẩn tốt nhất đối với Bacillus spuzizenii (13,67+-0,58 mm). Khả năng chống oxy hóa của SL đạt giá trị IC50 là 6,024 mg/ml. Các kết quả trên cho thấy tiềm năng cao của SL cho các ứng dụng trong lĩnh vực mỹ phẩm, chất tẩy rửa và các ứng dụng thương mại khác liên quan đến chất hoạt động bề mặt.