CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Môi trường & Khoa học Tự nhiên

  • Duyệt theo:
1091 Phá quang kỳ giống lúa mùa Nàng Quớt Biển bằng phương pháp xử lý đột biến sốc nhiệt / Trần Thị Phương Thảo, Võ Công Thành, Nguyễn Bích Hà Vũ // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2019 .- Số 7(Tập 61) .- Tr.50-55 .- 572

Trước tình hình biến đổi khí hậu, Đồng bằng sông Cửu Long đang cần những giống lúa ngắn ngày (90-120 ngày), có khả năng chịu mặn cao (12-19 dSm^-1), kháng rầy nâu và phẩm chất tốt. Nàng Quớt Biển là một giống lúa mùa có khả năng chịu mặn 12-15 dSm^-1. Tuy nhiên, giống có thời gian sinh trưởng khá dài (150-180 ngày). Chính vì vậy, giống lúa mùa Nàng Quớt Biển được phá quang kỳ bằng phương pháp xử lý đột biến sốc nhiệt ở 50 độ C trong thời gian 5 phút. Các dòng đột biến được trắc nghiệm khả năng chống chịu mặn theo phương pháp của IRI (1997), phân tích đánh giá phẩm chất qua các thế hệ và trắc nghiệm khả năng chống chịu rầy nâu, sau cùng kiểm tra độ thuần bằng phương pháp điện di SDS-PAGE. Kết quả cho thấy ở thế hệ M4 chọn được hai dòng ưu tú NQBĐB 1-2-1-1 và NQBĐB 2-1-6-3 thuần có thời gian sinh trưởng ngắn (<=110 ngày), chiều cao cây <=120cm, hàm lượng amylose <20%, chống chịu rầy nâu, chống chịu đổ ngã. Đặc biệt, hai dòng này có khả năng chịu mặn ở 19dSm^-1 (cấp 5) và đều thích hợp cho mô hình tôm – lúa.

1092 Lasuco: Ứng dụng KH&CN vào phát triển nông nghiệp công nghệ cao / Lê Huy Khiêm // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2019 .- Số 8(725) .- Tr.31-32 .- 570

Trình bày việc ứng dụng KH&CN vào sản xuất của Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn (Lasuco) nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao. Ý thức được vấn đề này, Lasuco luôn quan tâm đầu tư cho KH&CN, đồng thời chú trọng phát triển nguồn nhân lực, giúp đẩy nhanh ứng dụng CNC, tạo ra nhiều giống cây trồng mới, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng cường hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người lao động.

1093 Thành tựu mới trong giải mã hệ gen thực vật / Chu Đức Hà, Nguyễn Thị Duyên, Phạm Phương Thu, La Việt Hồng, Lê Huy Hàm, Phạm Xuân Hội, Trần Phan Lam Sơn // .- 2019 .- Số 8(725) .- Tr.57-59 .- 570

Trình bày tóm lược các kết quả chính của dự án giải mã hệ gen thực vật của các nhà khoa học Trung Quốc, từ đó đề xuất một số hướng dẫn nhằm khai thác tối đa những thành tựu này phục vụ nghiên cứu.

1094 Tối ưu điều kiện sinh tổng hợp protease từ vi khuẩn Bacillus subtilis Bs04 và xác định đặc tính của enzyme / Nguyễn Hữu Tuyển, Phạm Tiến Dũng, Phan Thị Kim Ngân, Ngô Võ Kế Thành // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2019 .- Số 8(Tập 61) .- Tr.12-17 .- 570

Protease là enzyme được sử dụng rộng rãi và phổ biến trong nhiều lĩnh vực như y dược, công nghiệp, nông nghiệp… Trong nghiên cứu này, các tác giả tiến hành tối ưu các điều kiện lên men từ chủng Bacillus subtilis Bs04 nhằm thu nhận enzyme có hàm lượng và hoạt độ cao nhất. Các thành phần dinh dưỡng, yếu tố hóa – lý và đặc tính protease thu nhận lần lượt được khảo sát. Kết quả cho thấy, điều kiện tối ưu cho quá trình sinh tổng hợp protease từ chủng Bs04: nguồn carbon và nitơ tốt nhất là glucose-anhydrous và cao nấm men với nồng độ tương ứng là 2% và 2,5%; pH môi trường 7,5; thu nhận enzyme sau 36 giờ lên men. Enzyme được thu nhận với hoạt độ cao nhất bằng phương pháp tủa muối (NH4)2SO4 với độ bão hòa 70%. Kết quả điện di SDS-PAGE cho thấy thu nhận được enzyme với kích thước 24 kDa và 38 kDa.

1095 Phân lập và tuyển chọn nấm men có khả năng lên men rượu vang thanh long ruột đỏ (Hylocereus polyrthizus) / Phạm Thị Thu Thảo, Nguyễn Ngọc Anh Thư, Lê Thanh Duy, Nguyễn Ngọc Thạnh, Bùi Hoàng Đăng Long, Huỳnh Xuân Phong // .- 2019 .- Số 8(Tập 61) .- Tr.54-59 .- 570

Nghiên cứu được thực hiện với mục đích phân lập và tuyển chọn nấm men có hoạt tính lên men cao nhằm ứng dụng lên men rượu vang thanh long ruột đỏ (Hylocereus polyrthizus). Kết quả nghiên cứu đã phân lập được 29 chủng nấm men từ 12 mẫu trái thanh long trồng tại các tỉnh/thành phố Cần Thơ, Hậu Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp và Bến Tre. Dựa vào khóa phân loại nấm men (hình thái, sinh lý, sinh hóa) đã xác định được đặc điểm của các dòng nấm men được phân lập từ thanh long. Tuyển chọn được chủng nấm men BT2.1 được phân lập từ dịch quả thanh long ruột đỏ tại huyện Chợ Lách (Bến Tre) cho hàm lượng ethanol cao nhất (11,17% v/v) và đường sót thấp nhất (8,33 độ Brix). Rượu vang thanh long ruột đỏ lên men từ chủng nấm men BT2.1 với dịch quả được bổ sung đường saccharose ở 22 độ Brix, pH 4,5, mật số nấm men 10^6 tế bào/ml và lên men ở nhiệt độ phòng 7 ngày cho kết quả độ rượu đạt 12,15% v/v. Kết quả định danh chủng nấm men BT2.1 bằng phương pháp giải trình tự DNA đã xác định được BT2.1 tương đồng với Saccharomyces cerevisiae.

1096 Khảo sát hoạt tính β-glucosidase từ cổ khuẩn siêu chịu nhiệt Pyrococus furiosus để ứng dụng trong sản xuất isoflavone từ đậu nành / Đinh Nguyễn Tấn Hòa, Hoàng Trọng Minh Quân, Phan Hoàng Mỹ Linh, Nguyễn Thị Bạch Huệ // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2019 .- Số 8(Tập 61) .- Tr.60-64 .- 570

Isoflavone là một nhóm hợp chất polyphenol được tìm thấy với nồng độ cao trong đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành. Tuy nhiên, hầu hết trong số chúng được hấp thụ thấp trong dạ dày vì ở dạng glycosyl hóa, một hoặc nhiều phân tử đường gắn với vòng thơm hoặc nhóm hydroxyl của isoflavone. Việc giải phóng các phân tử đường này từ dạng glycoside sang dạng aglycone sẽ giúp isoflavone được hấp thụ tốt và tăng các hoạt tính sinh học tiềm năng như: khả năng chống oxy hóa, giảm cholesterol và hoạt tính tương tự như hoocmon estrogen. Quá trình này cần sự xúc tác của enzym β-glucosidase từ cổ khuẩn Pyrococus furiosus. Gen celB mã hóa β-glucosidase được biểu hiện dưới dạng hòa tan trong tế bào chủ E. coli nhờ dung hợp với đuôi Glutathione-S-tranferase (GST), chiếm 17,05% tổng protein tan nội bào trước tinh chế và đạt 57,5% sau tinh chế. Hoạt tính của enzym đối với cơ chất 4-nitrophenul- β-D-glucopyranoside (pNPG) được tối ưu ở 100 độ C, pH 5,0; hoạt tính riêng 164,44 U.mg^-1; giá trị Km, Vmax, Kcat lần lượt ghi nhận là 0,088 mM, 332,27 U.mg^-1.min^-1 và 446,9 s^-1. Việc dung hợp GST không ảnh hưởng đến khả năng chịu nhiệt. Khảo sát thành công hoạt tính enzym đối với các hợp chất glycoside từ đậu nành, hầu hết genistin và đaizin chuyển đổi thành các dạng aglycone tương ứng là genistein và daidzein.

1097 Cứng hóa bùn – Giải pháp hiệu quả để xử lý nền đất yếu / Ngô Anh Quân, Nguyễn Quốc Dũng // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2019 .- Số 9(726) .- Tr.38-40 .- 570

Phân tích giải pháp cứng hóa bùn là nhằm cải thiện tính chất vật lý của bùn (cường độ nén, giới hạn chảy, giới hạn dẻo, độ nhớt, khả năng chống thấm). Công nghệ này được áp dụng rộng rãi trong xử lý bùn ở vùng đất yếu, hay xử lý bùn đất ô nhiễm bằng cách trộn các vật liệu kết dính hoạt hóa vào môi trường bùn (các chất ô nhiễm được cố định trong hỗn hợp rắn sẽ không thể gây hại đối với con người, vật nuôi hay cây cối.

1098 Nghiên cứu mới về siêu dẫn gần nhiệt độ phòng / Nguyễn Tuấn Hưng // .- 2019 .- Tr.56-57 .- 530

Trình bày nghiên cứu mới về siêu dẫn gần nhiệt độ phòng. Dữ liệu thực nghiệm mới được công bố trên Tạp chí Nature cho thấy, khi bị nén tại một áp suất lớn hơn một triệu lần áp suất khí quyển của Trái đất, lanthanum hydride sẽ xuất hiện tính chất siêu dẫn ở nhiệt độ 250 K (kelvin) – nhiệt độ cao nhất của chất siêu dẫn từng được biết đến.

1099 Dự đoán cơ chế lặp của họ gen mã hóa protein vận chuyển đường sucrose ở loài đậu gà (Cicer arietinum) / Chu Đức Hà, Chu Thị Bích Thủy, Phạm Thị Lý Thu, Phạm Phương Thu, La Việt Hồng // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2019 .- Tr.60-64 .- 570

Ở thực vật, SWEET (sugars will eventually be exported transporter) là họ protein vận chuyển đường sucrose đóng vai trò quan trọng, tham gia vào nhiều quá trình sinh học thiết yếu trong tế bào. Trong nghiên cứu này, hiện tượng lặp lại của họ gen mã hóa SWEET ở cây đậu gà (Cicer arietinum) đã được phân tích thông qua các công cụ tin sinh học. Kết quả của nghiên cứu đã cung cấp những dẫn liệu quan trọng về sự nhân rộng của họ gen CaSWEET, từ đó có thể đưa ra các giả thuyết về vai trò của các gen lặp đối với loài đậu gà.