CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Môi trường & Khoa học Tự nhiên

  • Duyệt theo:
1061 Nghiên cứu ảnh hưởng của pH đến điện tích của màng lọc nano / Nguyễn Phương Tú, Đoàn Thị Oanh // Tài nguyên & Môi trường .- 2018 .- Số 20 .- Tr. 107-112 .- 363

Đề cập đến ảnh hưởng của giá trị pH đến điện tích của màng lọc nano trong quá trình hoạt động của màng. Điện tích của màng lọc không cố định mà có thể thay đổi khi thay đổi pH của dung dịch. Thí nghiệm được tiến hành với màng lọc nano composite lớp mỏng NF-270. Các giá trị điên jthees zeta thể hiện điện tích của màng lọc thay đổi theo sự thay đổi pH của dung dịch đầu vào. Điện thế zeta giảm khi tăng pH từ 3,81 tới 10,52. Khi giá trị điện thế zeta nhỏ hơn 0, trị tuyệt đối của nó tăng khi pH tăng. Đặc biệt, tại pH = 5,01, có sự thay đổi điện tích của màng lọc. Giá trị điện thế zeta của màng lọc tại pH 5,01 là -0,41 mM, thể hiện sự thay đổi điện tích màng lọc từ điện tích dương sang điện tích âm. Ảnh hưởng của pH đến điện tích của màng lọc là yếu tố quan trọng tác động tới khả năng loại bỏ các chất tan mang điện tích của màng lọc nano.

1062 Nghiên cứu ứng dụng mô hình Marine và Muskingum dự báo thủy văn lưu vực sông Kỳ Lộ tỉnh Phú Yên / Võ Anh Kiệt, Bùi Văn Chanh // Tài nguyên & Môi trường .- 2018 .- Số 20 .- Tr. 66-72 .- 363

Kỳ Lộ là con sông lớn thứ hai của tỉnh Phú Yên, trải rộng trên hai huyện Đồng Xuân và Tuy An. Diễn biến lũ và ngập lụt rất nghiêm trọng, hàng năm xuất hiện từ 2 đến 3 trận lũ lớn gây hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt là trận lũ lịch sử năm 2009 đã xóa sổ một số làng mạc ven sông của huyện Đồng Xuân. Lưu vực sông Kỳ Lộ cũng như các lưu vực sông khác khu vực miền Trung có địa hình dốc, lưu vực sông ngắn nên thời gian lũ lên nhanh, xuống nhanh, dòng chảy mạnh, độ ngập sâu lớn. Ngoài ra đặc điểm thổ nhưỡng, thảm phủ, mưa phân hóa rất mạnh theo không gian. Với đặc điểm như trên, việc ứng dụng mô hình thủy văn thông số tập trung sẽ rất hạn chế do thông số địa hình, thảm phủ, thổ nhưỡng, mưa đã được trung bình hóa. Để nâng cao độ chính xác mô phỏng, năng lực dự báo ở địa phương cần nghiên cứu ứng dụng mô hình mưa dòng chảy, thông số phân bố, đặc biệt là mô hình phân bố vật lý. Loại mô hình này có khả năng mô phỏng, đánh giá tác động của các yếu tố địa hình, thổ nhưỡng, thảm phủ và mưa chi tiết theo không gian. Dòng chảy sườn dốc được diễn toán bằng mô hình Marine, quá trình lưu lượng tiếp tục được diễn toán bằng mô hình Muskingum. Tác giả đã nghiên cứu xây dựng mô hình Muskingum và tích hợp với mô hình Marine để mô phỏng liên tục quá trình dòng chảy trên lưu vực sông Kỳ Lồ, dự báo cho trại thủy văn Hà Băng. Kết quả dự báo thử trong trận lũ trung tuần tháng 11 năm 2016 cho kết quả tốt, làm cơ sở nâng cao chất lượng dự báo thủy văn cho Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam Trung bộ và Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Phú Yên.

1063 Đánh giá vai trò của đập dâng nước trong việc phát triển kinh tế xã hội khu vực hạ lưu sông Hồng - sông Thái Bình / Vũ Văn Lân, Nguyễn Văn Lân // Tài nguyên & Môi trường .- 2018 .- Số 20 .- Tr. 73-85 .- 363

Suy thoái tài nguyên nước do tác động của con người và biến đổi khí hậu toàn cầu. Theo dự báo đến năm 2025 nguồn nước của Việt Nam sẽ bị giảm đi khoảng 40 tỷ m3, trong đó lượng nước mùa khô có thể giảm khoảng 13 tỷ m3. Với sức ép về gia tăng dân số và phát triển kinh tế xã hội, nhu cầu sử dụng nước ngày một tăng lên về số lượng và đa dạng về chất lượng, mặc dù nhu cầu nước nông nghiệp có xu thế giảm đi, nhưng nước cho duy trì môi trường sinh thái, phát triển các hệ thủy sinh, chăn nuôi, nước cho sinh hoạt và công nghiệp tăng lên sẽ là một áp lực không nhỏ, trong khi xu thế nguồn nước đến từ mưa cũng có xu thế giảm. Vấn đề nghiên cứu dòng chảy mùa kiệt và các giải pháp khoa học công nghệ tương ứng cần phải được chú trọng, đầu tư một cách đúng mức. Do vậy việc đánh giá hiện trạng dòng chảy của hệ thống sông Hồng - sông Thái Bình và mô phỏng chế độ dòng chảy trong mùa kiệt khi đề xuất xây dựng một số đập ngăn sông nhằm giữ nước ngọt, tăng mực nước dọc sông phục vụ lấy nước cho tưới và các hoạt động kinh tế xã hội khác nhau và giảm xâm nhập mặn ở hạ lưu là rất cần thiết.

1064 Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh của người dân tại quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội / Nguyễn Thị Hoài Thương, Phạm Thị Hồng Phương // Tài nguyên & Môi trường .- 2018 .- Số 20 .- Tr. 55-65 .- 363.1

Tiêu dùng bền vững và tiêu dùng xanh là xu hướng tiêu dùng của thế giới. Nghiên cứu này bước đầu điều tra hiện trạng nhận thức và thói quen tiêu dùng xanh như sử dụng năng lượng, xử lý chất thải sinh hoạt của người dân sống tại quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng khái niệm về tiêu dùng xanh tương đối mới mẻ nhưng đã bắt đầu tiếp cận với người dân (60,8%) người dân đã từng nghe về hành vi tiêu dùng xanh, trong đó 96% người dân hiểu biết về bản chất và ý nghĩa của hành vi tiêu dùng xanh). Khảo sát chỉ ra những kết quả tích cực trong hành vi tiết kiệm năng lượng và hoạt động thu gom tái chế các sản phẩm đã qua sử dụng của người dân trên địa bàn. Đánh giá sự liên quan giữa nhận thức, thói quen tiêu dùng xanh với các yếu tố như giới tính, độ tuổi, thu nhập và trình độ học vấn nhằm đưa ra các giải pháp phù hợp, nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích hồi quy dựa trên mẫu khảo sát 97 người dân tại quận Bắc Từ Liêm, kết quả phân tích độ tin cậy, giá trị của các đo lường chỉ ra mô hình phù hợp với dữ liệu. Trong đó bốn yếu tố xem xét, thì yếu tố giới tính và trình độ nhận thức và thu nhập có ảnh hưởng quan trọng, giải thích cho các hành vi tiêu dùng xanh. Để nâng cao tỷ lệ người dân tiêu dùng bền vững thì không chỉ phụ thuộc vào quyết định của người dân mà còn phụ thuộc rất lớn vào các chương trình tuyên truyền giáo dục và chính sách khuyến khích hỗ trợ của các cơ quan chức năng.

1065 Tái chế rác thải thành vật liệu hữu dụng / Nguyễn Văn Hiệu // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2019 .- Số 11(728) .- Tr.42-43 .- 363

Trình bày ứng dụng công nghệ tiên tiến tái sử dụng, tái chế rác thải, trong đó có rác thải nhựa. Lãnh đạo TP Hà Nội và TP Đà Nẵng đang xúc tiến xây dựng các nhà máy đốt rác phát điện. Ngành khoa học và công nghệ (KH&CN) vật liệu nước ta đã khởi đầu nghiên cứu tái chế tro của các nhà máy đốt rác phát điện thành vật liệu hữu dụng.

1066 Đưa sáng chế số 7430 vào phục vụ thực tiễn sản xuất và đời sống / Hoàng Quốc Tuấn // .- 2019 .- Số 11(728) .- Tr.57-59 .- 363

Phân tích sáng chế 7430 đưa vào phục vụ thực tiễn sản xuất và đời sống. Dự án là tiền đề quan trọng góp phần xóa bỏ các tụ điểm ô nhiễm môi trường cấp bách hiện nay trên cả nước liên quan đến các bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt.

1067 Xây dựng mô hình tính toán phát thải khí nhà kính cho ngành Năng lượng Việt Nam / Nguyễn Hoàng Lan, Nguyễn Thị Như Vân // Công thương (Điện tử) .- 2018 .- Số 13 .- Tr. 70-75 .- 363

Bài viết đề cập đến việc xây dựng mô hình tính toán phát thải và xác định khả năng giảm phát thải khí nhà kính trong ngành Năng lượng Việt Nam. Mô hình cho phép xác định cơ cấu ngành Năng lượng trong điều kiện ràng buộc về giảm phát thải khí nhà kính được đưa vào dưới dạng ngưỡng phát thải trong mô hình. Mô hình cũng cho phép tính toán chi phí giảm phát thải trên một đơn vị khí nhà kính. Từ việc phân tích các kết quả tính toán, bài viết cũng đưa ra hàm ý chính sách trong ngành Năng lượng làm sao để đạt được mục tiêu về giảm phát thải khí nhà kính của Việt Nam giai đoạn 2010 - 2030. Nghiên cứu sử dụng phần mềm MARKAL làm công cụ hỗ trợ.

1068 Đánh giá hiệu quả xử lý nước suối bằng công nghệ siêu màng lọc (UF) kết hợp vật liệu lọc đa năng để cấp nước sinh hoạt phi tập trung khu vực miền núi Tây Bắc / Đặng Xuân Thường, Trần Đức Hạ, Nguyễn Mai Hoa // Tài nguyên & Môi trường .- 2019 .- Số 4 .- Tr. 12-16 .- 363

Nhu cầu cấp nước sinh hoạt ngày càng gia tăng. Trước đây các phương pháp truyền thống đã giải quyết được vấn đề xử lý ô nhiễm trong nước mặt để cấp nước sinh hoạt và ăn uống. Sơ đồ công nghệ truyền thống chủ yếu là làm trong nước kết hợp nước có độ oxy hóa cao thì kết hợp cho hóa sơ bộ để xử lý các chất ô nhiễm này.

1069 Giải pháp tăng sản lượng khí sinh học trong xử lý bùn bằng công nghệ phân hủy kị khí tại trạm xử lý nước thải Yên Sở / Phùng Thị Linh, Trần Thùy Chi // Tài nguyên & Môi trường .- 2017 .- Số 17 .- Tr. 27-32 .- 363

Cứ 1m3 bùn thải trong trạm xử lý nước thải có thể tạo ra 15m3 biogas và 90 kW năng lượng, đây là một nguồn năng lượng hữu ích và có thể thu hồi để cung cấp cho bản thân trạm xử lý nước thải. Phân hủy bùn kị khí là một giải pháp để xử lý bùn thải trong các trạm xử lý nước thải, đồng thời cũng là phương pháp tận dụng được năng lượng. Khí biogas sinh ra trong quá trình xử lý bùn bằng phương pháp này sẽ được thu hồi và cung cấp năng lượng trở lại cho trạm xử lý sẽ tiết kiệm được một phần chi phí vận hành. Để nâng cao hiệu quả tạo khí biogas của quá trình phân hủy kị khí bùn thải từ các trạm xử lý nước thải của hệ thống thoát nước chung, cụ thể tại trạm xử lý nước thải Yên Sở, giải pháp được đưa ra bao gồm: giải pháp về mô hình cân bằng vật chất trong trạm xử lý hướng tới thu hồi năng lượng và các giải pháp tăng hiệu quả cho công trình thu hồi khí sinh học. Đối với giải pháp về hiệu quả công trình, ngoài các biện pháp cải thiện kỹ thuật, điều kiện vận hành của công trình hiện tại, còn bổ sung trực tiếp chất thải hữu cơ bền ngoài nhằm tăng hàm lượng khí sinh học thu hồi.

1070 Phân lập và tuyển chọn chủng Bacillus có khả năng phân giải cellulose để xử lý nước rỉ rác / // Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp (TL Điện tử) .- 2019 .- Số 1 .- Tr. 3-11 .- 363

Nước rỉ rác có các chỉ số ô nhiễm cao và thay đổi theo tuổi của bãi rác và theo mùa trong năm. Tình trạng nước rỉ rác phát thải trực tiếp vào môi trường mà không được kiểm soát sẽ gây ra những tác động xấu đến môi trường và sức khỏe con người. Hiện nay, Việt Nam đã áp dụng một số công nghệ để xử lý nước rỉ rác nhưng chưa có công nghệ nào đáp ứng được yêu cầu về chất lượng dòng thải ra theo QCVN 25/2009-BTNMT. Phương pháp xử lý sinh học quan tâm sử dụng do có rất nhiều ưu điểm như: hiệu quả xử lý cao, không sử dụng hóa chất trong quá trình xử lý nên không gây ô nhiễm thứ cấp, tiêu tốn ít năng lượng cho việc vận hành, thân thiện với môi trường.