CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Môi trường & Khoa học Tự nhiên
1041 Giải pháp công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt / Minh Trí // Tài nguyên & Môi trường .- 2019 .- Số 24 (326) .- Tr. 17 - 19 .- 363
Trình bày nội dung về một số công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam, những khó khăn đặt ra và đề xuất giải pháp và nhiệm vụ trong thời gian tới.
1042 Kinh nghiệm quốc tế trong công tác quản lý chất thải rắn / Phương Chi // Tài nguyên & Môi trường .- 2019 .- Số 24 (326) .- Tr. 24 - 25 .- 363
Trình bày nội dung về xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp cho quản lý chất thải, ; Sử dụng công cụ tài chính trong quản lý chất thải và thúc đẩy thị trường tái chế, tái sử dụng chất thải rắn.
1043 Điều chỉnh pháp luật về quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với chất thải ở một số nước ASEAN / Nguyễn Thị Hưng // Tài nguyên & Môi trường .- 2019 .- Số 24 (326) .- Tr. 26 - 27 .- 363
Trình bày nội dung về khái niệm quy chuẩn kỹ thuật môi trường, nguồn luật điều chỉnh và một vài gợi mở cho Việt Nam.
1044 Công nghệ đốt rác LOSHIHO: Lời giải cho xử lý rác thải sinh hoạt nông thôn / Hồng Minh // Tài nguyên & Môi trường .- 2019 .- Số 24 (326) .- Tr. 28 - 29 .- 363
Theo tính toán, mỗi ngày tổng lượng rác thải sinh hoạt phát sinh từ khu vực nông thôn trên địa bàn 168/204 xã thuộc tỉnh Nam Định phải thu gom khoảng hơn 400 tấn/ngày. Thu gom và xử lý rác thải, nhất là trong sinh hoạt tại khu vực nông thôn đang là bài toán nan giải với nhiều địa phương, trong đó có Nam Định. Trước bất caaoj đó, ông ty TNHH Thiên Phú đã tiên phong chế tạo thành công lò đốt rác thải sinh hoạt bằng phương pháp đốt tự nhiên phân và tự sinh năng lượng (LOSHIHO).
1045 Xử lý nước thải công nghiệp giấy bằng bể sinh học kị khí tầng bùn hạt dãn nở EGSB / Bùi Phương Linh // Tài nguyên & Môi trường .- 2019 .- Số 24 (326) .- Tr. 35 - 36 .- 363
Nghiên cứu sử dụng mô hình bể sinh học kị khí tầng bùn hạt dãn nở (EGSB - Expanded Granular Sludge Bed Reactor) qui mô phòng thí nghiệm (ladscale) để đánh giá hiệu quả xử lý COD của nước thải sản xuất giấy.
1046 Xử lý tro, xỉ của các nhà máy nhiệt điện than: Những vấn đề đặt ra trong công tác bảo vệ môi trường / Nguyễn Văn Nam // Tài nguyên & Môi trường .- 2019 .- Số 22 (324) .- Tr. 19 - 21 .- 327
Ô nhiễm môi trường từ hoạt động của các nhà máy nhiệt điện than đang là mối quan tâm hàng đầu của người dân sống trong vùng ảnh hưởng các nhà máy nhiệt điện. Để bảo vệ dức khỏe của công đồng, gìn giữ môi trường sống, nhiều hội nghị, hội thảo đã được các nhà khoa học, nhà quản lý tổ chức nhằm tìm ra lời giải.
1047 “Triệu ngôi nhà xanh” – Hướng tới tương lai năng lượng bền vững tại Việt Nam / Ngụy Thụy Khanh // Môi trường .- 2019 .- Số 9 .- Tr. 54 - 56 .- 363
Việt Nam là nước nhiệt đới, tiềm năng bức xạ mặt trời được đánh giá ở mức hàng đầu trên thế giới với tổng số giờ nắng và cường độ bức xạ nhiệt cao (trung bình khoảng 5 kWh/ngày). Đặc biệt, ở các tỉnh phía Nam, số giờ nắng lớn, dao động từ 1.600 – 2.600 giờ/năm. Bên cạnh nguồn năng lượng mặt trời dồi dào, nước ta còn có 8,6% diện tích lãnh thổ có gió đạt tiêu chuẩn về tốc độ và mật độ để sản xuất phong điện. Tuy nhiên, những nguồn năng lượng sạch này vẫn chưa phát triển rộng rãi trên cả nước. Nhằm hướng tới mục tiêu vào năm 2030 đạt 1 triệu ngôi nhà và tòa nhà áp dụng các giải pháp xanh, Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID) đã khởi xướng Chương trình “Triệu ngôi nhà xanh”. Để tìm hiểu rõ hơn về Chương trình này, Tạp chí Môi trường đã có cuộc trao đổi với bà Ngụy Thị Khanh – Giám đốc GreenID.
1048 Cải thiện hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng / Hoàng Mạnh Dũng, Nguyễn Thị Quế // Công thương (Điện tử) .- 2019 .- Số 2 .- Tr. 237-243 .- 628
Hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Đạ Tẻh đã có nhiều cố gắng với sự tham gia của các cấp, ngành tại địa phương. Tuy nhiên, hoạt động này vẫn còn nhiều bất cập và chưa đáp ứng với yêu cầu đặt ra. Nghiên cứu dựa vào Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; đồng thời điều tra sự hài lòng của các bên liên quan về các yếu tố quản lý chất thải rắn sinh hoạt theo Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ. Với kết quả điều tra sự hài lòng của các bên liên quan nhằm xác định thứ tự ưu tiên cần cải thiện về lĩnh vực này tại huyện Đạ Tẻh. Sự kết hợp giữa phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng góp phần đề xuất các khuyến nghị nhằm cải thiện hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng phục vụ giai đoạn 2019-2023.
1049 Quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030 / ThS. Đặng Trần Hiếu // Tài nguyên & Môi trường .- 2019 .- Số 19 (321) .- Tr. 32 - 33 .- 363.7
Để phục vụ cho công tác nghiên cứu, hoạch định chính sách, đề xuất với Tiểu ban Kinh tế - Xã hội chuẩn bị Đại hội Đảng khóa XIII, mới đây Ủy ban khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức hội thảo “Định hướng quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến khổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030”.
1050 Môi trường nông thôn và một số đề xuất giải thiểu ô nhiễm / Ngọc Yến // Tài nguyên & Môi trường .- 2019 .- Số 19 (321) .- Tr. 40 - 41 .- 363.7
Quà trình công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn đã và đang đặt ra những thách thức đối với công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường và bảo vệ môi trường nông thôn trong giai đoạn hiện nay.