CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Môi trường & Khoa học Tự nhiên
71 Báo chí – truyền thông với biến đổi khí hậu / Dương Xuân Sơn // .- 2024 .- Số (11+12) (433+434) - Tháng 6 .- Tr. 29-30 .- 363
Báo chí – truyền thông gồm thông tin các chủ đề: Những biểu hiện rõ rệt của biến đổi khí hậu đối với đời sống của con người, nhất là các nước nghèo và các nước đang phát triển; làm gì và làm như thế nào để ngăn chặn và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.
72 Thách thức từ ô nhiễm nhựa với bài toán chuyển đổi sang kinh tế tuần hoàn / Nguyên An // .- 2024 .- Số (11+12) (433+434) - Tháng 6 .- Tr. 42-43 .- 363
Trình bày về thực trạng công nghệ sản xuất nhựa tại Việt Nam và đưa ra giải pháp thúc đẩy áp dụng các mô hình kinh tế tuần hoàn.
73 Quy hoạch không gian biển : công cụ hữu hiệu cho công tác quản lý nhà nước về biển / Nguyễn Thị Vân An // .- 2024 .- Số (11+12) (433+434) - Tháng 6 .- Tr. 62-64 .- 363
Quy hoạch không gian biển quốc gia sẽ thúc đẩy phát triển các ngành mới giúp tăng thu nhập và tạo công ăn việc làm. Đặc biêt, quy hoạch vùng bờ và Quy hoạch không gian biển quốc gia mở cơ hội khai thác tiềm năng to lớn về năng lượng gió biển như một nguồn năng lượng tái tạo quan trọng để đạt mục tiêu về khí hậu của Việt Nam.
74 Ứng dụng công nghệ GIS xây dựng hệ thống thông tin quản lý thu gom rác thải sinh hoạt tại thành phố Hải Phòng / Trần Thị Hương // .- 2024 .- Số (11+12) (433+434) - Tháng 6 .- Tr. 95-97 .- 363
Trên cơ sở dữ liệu được thu thập từ hệ thống, các nhà quản lý theo dõi thường xuyên về khối lượng rác theo từng loại, để từ đó có kế hoạch giảm thiểu rác thải đem xử lý, chôn lấp, tăng lượng rác thải tài chế, khối lượng rác thải hữu cơ sẽ tận dụng làm phân bón trồng cây.
75 Đánh giá khả năng sinh tổng hợp Exopolysaccharide của vi khuẩn Bacillus sp. dưới ảnh hưởng điều kiện nhiệt độ và muối NaCl / Đoàn Thị Minh Nguyệt, Nguyễn Kim Ngân, Nguyễn Trần Nhẫn Tánh // .- 2024 .- Số (11+12) (433+434) - Tháng 6 .- Tr. 101-103 .- 570
Đánh giá khả năng tổng hợp EPS từ 3 dòng vi khuẩn Bacillus sp. BC1, BC2, BC3 thu từ đất trồng mè ở huyện Vĩnh Thanh – Tp. Cần Thơ, nuôi trong môi trường dinh dưỡng LB broth có bổ sung muối NaCl 0,25%; 0,5%; 1% ở 35oC, 45oC và 60oC, thời gian nuôi cấy 24,48 và 72 giờ.
76 Đất ô nhiễm thủy ngân : tính chất, nguồn gốc, ảnh hưởng lên sức khỏe con người và các phương pháp xử lý / Hoàng Hồng Giang, Bùi Thị Phương Thúy // .- 2024 .- Số (11+12) (433+434) - Tháng 6 .- Tr. 107-109 .- 363
Bài báo cung cấp cơ sở quan trọng để lựa chọn phương pháp phù hợp nhằm đảm bảo hiệu quả loại bỏ thủy ngân ra khỏi đất và bảo vệ môi trường và con người.
77 Khảo sát thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của tinh dầu lá lốt / Nguyễn Hữu Duy Khang, Giang Trí Danh // .- 2024 .- Số (11+12) (433+434) - Tháng 6 .- Tr. 118-120 .- 570
Tinh dầu lá lốt được ly trích bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước và được xác định thành phần hóa học bằng phương pháp GC-MS. Hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu lá lốt được thử nghiệm bằng phương pháp khuếch tán đĩa thạch.
78 Chính sách hiện hành và một số đề xuất nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý trong thực hiện nền Kinh tế xanh tại Việt Nam / Vũ Văn Bình, Nguyễn Văn Thành // .- 2024 .- Số 6 .- Tr. 46-49 .- 363
Bài viết khái quát các quy định hiện hành, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý để thúc đẩy nền kinh tế xanh ở Việt Nam trong thời gian tới.
79 Kinh nghiệm quốc tế và đề xuất khung nội dung giám sát môi trường biển tích hợp cho Việt Nam / Nguyễn Lê Tuấn, Phạm Minh Dương, Nguyễn Hải Anh, Phạm Thị Thủy // .- 2024 .- Số 6 .- Tr. 65-68 .- 363
Thu thập, tổng hợp và phân tích thông tin, kinh nghiệm, các chiến lược và xu hướng xây dựng chương trình giám sát môi trường biển của các quốc gia, tổ chức quốc tế, qua đó, đề xuất khung nội dung giám sát môi trường biển tích hợp cho Việt Nam.
80 Phát triển xanh Singapore và một số gợi mở cho Việt Nam / Nguyễn Việt Cường, Vũ Thị Hoa // .- 2024 .- Số 6 .- Tr. 69-72 .- 363
Kế hoạch có sự quản lý của 5 cơ quan là Bộ Giáo dục, Bộ Phát triển Quốc gia, Bộ Môi trường và Bền vững, Bộ Tương mại và Công nghiệp, Bộ Giao thông vận tải và được hỗ trợ bởi toàn bộ Chính phủ, trên 5 trụ cột: Thành phố trong vườn; tái quy hoạch năng lượng; sống bền vững; kinh tế xanh và tương lai tự cường. Bài viết tập trung nghiên cứu 4 trụ cột đầu tiên, được xem là có giá trị tham khảo lớn cho Việt Nam.