CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Điện - Điện tử
521 Tính toán rủi ro sét đánh trạm gốc và đề xuất sử dụng kỹ thuật phủ sóng hai lớp chép Cell trong hệ thống GSM-R / Lê Trường Sinh, PGS. TS. Nguyễn Duy Việt, TS. Trịnh Quang Khải // Công nghệ thông tin và truyền thông .- 2013 .- Số kỳ 1 tháng 9/2013 .- Tr. 21-26 .- 621
Kỹ thuật phủ sóng đơn lớp trong mạng GSM-R chưa đảm bảo chất lượng và độ tin cậy. Vì thế, kỹ thuật phủ sóng hai lớp được áp dụng. Tuy nhiên, việc quy hoạch mạng cần lựa chọn giải pháp: Phủ sóng hai lớp cùng vị trí cell hay phủ sóng hai lớp chéo cell. Bài báo tính toán rủi ro sét đánh trạm gốc của hệ thống GSM-R và đề xuất sử dụng kỹ thuật phủ sóng hai lớp liên kết chéo cell trong mạng GSM-R ứng dụng vào đường sắt tốc độ cao.
522 Công cụ hỗ trợ nâng cao QoS trong mạng NGN / Lương Thị Thanh Nga, Đặng Xuân Vinh, Nguyễn Thị Kim Uyên // Công nghệ thông tin & truyền thông .- 2013 .- Số kỳ 1 tháng 9/2013 .- Tr. 27-32 .- 621
Giới thiệu các công cụ giám sát QoS: Giám sát trên IP CORE, giám sát lưu lượng trực tiếp trên NGN, giám sát QoS trên số liệu cước, giám sát QoS trên STP
523 Điện toán đám mây di động: Thách thức và giải pháp / ThS. Đàm Mỹ Hạnh // Công nghệ thông tin & truyền thông .- 2013 .- Số kỳ 2 tháng 8/2013 .- Tr. 46-50 .- 621
Điện toán đám mây di động là sự kết hợp của điện toán di động và điện toán đám mây nhằm khắc phục những vấn đề liên quan đến kết nối của thiết bị di động và môi trường truyền dẫn...Bài báo sẽ giới thiệu về mô hình cơ bản của điện toán đám mây di động, các thách thức và giải pháp cho điện toán đám mây di động cũng như các vấn đề còn để ngỏ đòi hỏi cần nghiên cứu sâu hơn trong tương lai.
524 Các kỹ thuật tạo tín hiệu băng tần Milimeter trong mạng RoF / ThS. Phạm Anh Thư, ThS. Nguyễn Thị Thu Hiền // Công nghệ thông tin & truyền thông .- 2013 .- Số kỳ 1 tháng 8/2013 .- Tr. 8-12. .- 621
Giới thiệu các kỹ thuật tạo tín hiệu băng tần milimeter trong mạng RoF: điều chế cường độ trực tiếp và điều chế cường độ ngoài, kỹ thuật trộn ánh sáng kết hợp, ghép tần số quang…
525 Kiến trúc liên kết độc lập cho ứng dụng đa thiết bị thông minh / TS. Nguyễn Hồng Vân // Công nghệ thông tin & truyền thông .- 2013 .- Số kỳ 1 tháng 8/2013 .- Tr. 42-47. .- 621
Giới thiệu về kiến trúc độc lập với thiết bị, một kiến trúc dành cho các ứng dụng internet tương lai: ứng dụng đa thiết bị thông minh.
526 Phương pháp điều chế Vectơ không gian cải biến có loại bỏ sóng hài bậc chẵn cho bộ nghịch lưu đa mức / Ngô Văn Quang Bình // Tự động hóa ngày nay .- 2013 .- Số 151/2013 .- Tr. 12-15 .- 621
Trình bày kết quả nghiên cứu và xây dựng thuật toán cho phương pháp điều chế Vectơ không gian cải biến có loại bỏ sóng hài bậc chẵn cho bộ nghịch lưu áp 3 mức cấu trúc điốt kẹp. Kết quả nghiên cứu được mô phỏng, kiểm chứng bằng Matlab và Plecs cho thấy thuật toán của phương pháp điều chế Vectơ không gian và cấu trúc điều khiển đã xây dựng đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật đề ra.
527 Tính toán so sánh một vài phương pháp số giải bài toán động học ngược Robot song song dư dẫn động / Nguyễn Văn Khang, Lương Anh Tuấn // Tin học và Điều khiển học .- 2013 .- T.29, Số 1/2013 .- Tr. 3-15 .- 621
Trình bày việc tính toán so sánh ba phương pháp số giải bài toán động học ngược robot song song dư dẫn động: phương pháp Newton-Raphson cải tiến, phương pháp chiếu tọa độ và chiếu vận tốc, và phương pháp giải nhờ hàm ‘fsolve’ của phần mềm Matlab. Kết quả mô phỏng trên robot song song dư dẫn động phẳng 3RRRP cho thấy rằng: phương pháp Newton-Raphson cải tiến cho kết quả rất tốt về độ chính xác, còn thời gian tính toán nhanh hơn hẳn so với hai phương pháp kia.
528 Một giải pháp cải tiến cơ chế định tuyến DSR dựa trên tác tử di động trong mạng Manet / Cung Trọng Cường, Võ Thanh Tú, Nguyễn Thúc Hải // Tin học và Điều khiển học .- 2013 .- T.29 Số 1/2013 .- Tr. 31-42. .- 621
Phân tích về hoạt động của các cơ chế định tuyến AODV, DSR trong mạng tùy biến không dây (MANET). Từ đó, đề xuất một cơ chế định tuyến mới MAR-DSR dựa trên tác tử di động để nâng cao hiệu năng mạng trong môi trường có mật độ lớn và độ di động cao. Tập trung chính vào việc cải tiến cơ chế cập nhật trạng thái thích nghi và khả năng phán đoán đường đi của mỗi nút. Cơ chế định tuyến sử dụng tác tử được thực hiện trong bài báo là MAR-DSR, được cài đặt trên OMNeT++ cho kết quả đánh giá hiệu năng so với các giải thuật chuẩn DSR.
529 Đánh giá hiệu năng mạng chuyển mạch BURST quang bằng mô hình giải tích toán học sử dụng nguyên lý hàng đợi M/M/w/w và mô phỏng trên OMNeT++ / Lê Hữu Bình, Lê Nguyên Bình, Hoàng Văn Võ // Tin học và Điều khiển học .- 2013 .- T.29 Số 1/2013 .- Tr. 43-54 .- 621
Nghiên cứu các mô hình đánh giá hiệu quả thực thi của mạng chuyển mạch burst quang, đặc biệt là xác suất nghẽn burst trong mạng. Đề xuất một mô hình mô phỏng mạng chuyển mạch burst quang có tên OBSWDM-Simu được triển khai trên OMNeT++. Mô hình OBSWDM-Simu cho phép mô phỏng các giao thức điều khiển trong mạng chuyển mạch burst quang tốc độ cao có xét đến ảnh hưởng của các hiệu ứng lớp vật lý. Các mô hình phân tích mạng quang chuyển mạch burst quang dựa trên lý thuyết hàng đợi cũng được đưa ra và so sánh với kết quả mô phỏng thực hiện bởi mô hình OBSWDM-Simu.
530 Nghiên cứu ứng dụng bộ công cụ tính toán tối ưu trong Matlab để giải bài toán điều khiển Robot / Lê Thị Viên, Trịnh Lương Miên // Tự động hóa ngày nay .- 2013 .- Số 148 tháng 5/2013 .- Tr. 17-20 .- 621
Khái quát về bộ công cụ tính toán tối ưu trong Matlab (Toolbox optimization) và ứng dụng nó trong việc xác định giá trị các biến khớp tối ưu để điều khiển chuyển động Robot.