CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Du Lịch

  • Duyệt theo:
971 POHE: xu hướng đào tạo mới trong ngành quản trị du lịch và khách sạn / TS. Đồng Xuân Đảm, ThS. Nguyễn Quốc Hưng // Du lịch Việt Nam .- 2014 .- Số 4/2014 .- Tr. 18, 35. .- 910

Bài viết này đề cập đến vai trò cũng như hoạt động khoa học của hai bộ môn thuộc khoa du lịch và khách sạn, Đại học Kinh tế Quốc dân trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy đối với chương trình đào tạo POHE quản trị khách sạn và quản trị du lịch trong giai đoạn 2007-2013.

972 Du Lịch kết hợp từ thiện hướng đi mới / ThS. Nguyễn Thị Ngọc Cẩm // Du lịch Việt Nam .- 2014 .- Số 4/2014 .- Tr. 26-27. .- 910

Du lịch kết hợp từ thiện hay du lịch có trách nhiệm là một hướng đi mới trong những năm gần đây. Đó là các dự án tình nguyện vì thiên nhiên, vì cộng đồng có kết hợp với du lịch tại địa phương. Loại hình du lịch này đang càng ngày được các cá nhân, tổ chức hướng đến. Du lịch kết hợp từ thiện là một sản phẩm độc đáo, hấp dẫn và có thể thu hút được những trái tim nhân ái trong toàn xã hội xích lại gần nhau và hiểu nhau hơn.

973 Nhận thức và phương thức xây dựng thương hiệu điểm đến / ThS. Phạm Quang Hưng // Du lịch Việt Nam .- 2014 .- Số 4/2014 .- Tr. 42-43, 63. .- 910

Một chiến lược thương hiệu điểm đến được đánh giá thành công chỉ khi nó được xây dựng, triển khai và đạt được mục tiêu cuối cùng, đó là: hướng khách hàng chưa biết tới điểm đến – biết tới điểm đến – quan tâm – tin tưởng – quyết định đi du lịch – trở về và kể lại cho bạn bè, người thân.

974 Văn hóa doanh nghiệp khách sạn ở Hà Nội / ThS. Nguyễn Ngọc Dung // Du lịch Việt Nam .- 2014 .- Số 4/2014 .- Tr. 48-50. .- 910

Khái niệm “văn hóa doanh nghiệp” đã không còn xa lạ đối với các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là trong các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ như khách sạn. Bài viết đi sâu phân tích các vấn đề về văn hóa doanh nghiệp trong kinh doanh khách sạn.

975 Sản phẩm du lịch – Yếu tố quyết định thu hút du khách / ThS. Phạm Quang Hưng // Du lịch Việt Nam .- 2014 .- Số 03/2014 .- Tr. 34-35. .- 910

Sản phẩm du lịch là tập hợp các hoạt động, được bắt đầu từ khi du khách rời khỏi nơi cư trú cho tới khi kết thúc chuyến đi và trở về điểm xuất phát ban đầu. Sản phẩm du lịch bao gồm 6 thành tố: Môi trường – môi trường tự nhiên, xã hội hoặc văn hóa; Các hoạt động diễn ra trong chuyến du lịch; Hoạt động lưu trú; Hoạt động đi lại; Các dịch vụ du lịch; Cơ sở hạ tầng du lịch. Bài viết trình bày các chuẩn mực xây dựng chung, đa dạng hóa sản phẩm du lịch, tăng cường công tác quảng bá tuyên truyền.

976 Truyền miệng điện tử trong du lịch Việt Nam / ThS. Dương Quế Như, Lê Thị Hà Tiên // Du lịch Việt Nam .- 2014 .- Số 03/2014 .- Tr. 36-37. .- 910

Sự phát triển của internet đã góp phần tạo điều kiện cho khách du lịch đăng và chia sẻ các bình luận, ý kiến và các kinh nghiệm cá nhân liên quan đến du lịch trên cộng đồng trực tuyến. Từ đó, một khái niệm mới trong du lịch đã ra đời, đó là truyền miệng điện tử. Bài viết giới thiệu các kênh thông tin của truyền miệng điện tử, truyền miệng điện tử trong du lịch Việt Nam.

977 Xây dựng và phát triển du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu / Mai Hương // Du lịch Việt Nam .- 2014 .- Số 03/2014 .- Tr. 38-39. .- 910

Trình bày kinh nghiệm phát triển khu du lịch quốc tế ở Bali và Phuket. Điều kiện để Bà Rịa – Vũng Tàu trở thành địa danh du lịch mang tầm quốc tế. Một số đề xuất.

978 Để Hà Nội xứng đáng là điểm đến hấp dẫn / ThS. Tô Văn Động // Du lịch Việt Nam .- 2014 .- Số 03/2014 .- Tr. 40-41. .- 910

Trình bày các giải pháp như: khẳng định vị thế một điểm đến có tầm cỡ quốc gia và khu vực, hướng tới con đường phát triển bền vững, tăng cường công tác tuyên truyền, xây dựng cơ chế cụ thể và phù hợp, chú trọng công tác thống kê khách du lịch…

979 Tiêu chuẩn VTOS nghề lễ tân / // Du lịch Việt Nam .- 2014 .- Số 03/2014 .- Tr. 44-45. .- 910

Tiêu chuẩn VTOS nghề lễ tân được tiếp cận dựa trên các “Đơn vị năng lực” trên cả ba phương diện “Kỹ năng – kiến thức – thái độ”. Các đơn vị năng lực là cấu phần nhỏ nhất của Bộ tiêu chuẩn, có định dạng mới tương thích với định dạng của Tiêu chuẩn ASEAN cũng như hài hòa với mẫu hướng dẫn xây dựng Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia Bài viết giới thiệu các Tiêu chuẩn này.

980 Quản lý và phát triển thương hiệu du lịch / Trần Hữu Sơn // Du lịch Việt Nam .- 2014 .- Số 03/2014 .- Tr. 50-51. .- 910

Thương hiệu du lịch Tây Bắc mở rộng đã từng bước khẳng định vai trò quan trọng, không những là công cụ quảng bá hữu hiệu cho du lịch của vùng mà còn góp phần khẳng định hướng cho việc hình thành các sản phẩm du lịch độc đáo của các tỉnh thành viên. Muốn vậy việc quản lý và phát triển thương hiệu du lịch là rất quan trọng. Bài viết giới thiệu về giải pháp thiết kế logo, slogan đặc trưng, phương pháp xác định sản phẩm du lịch đặc thù.