CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Du Lịch

  • Duyệt theo:
641 Phát triển du lịch trực tuyến tại Việt Nam / Trần Minh Phương // Công thương (Điện tử) .- 2019 .- Số 4 .- Tr. 286-293 .- 338.4 791

Bài viết nghiên cứu về hoạt động du lịch trực tuyến tại Việt Nam. Trong phạm vi bài viết này, tác giả nghiên cứu 2 nội dung: đặc điểm khách du lịch và thực trạng du lịch trực tuyến tại Việt Nam, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động này trong thời gian sắp tới.

642 Ngành Du lịch Đà Nẵng : sự thành công của quản trị du lịch điểm đến / Nguyễn Văn Thắng // Công thương (Điện tử) .- 2019 .- Số 11 .- Tr. 224-229 .- 910

Du lịch là ngành có sự cạnh tranh gay gắt vì phải phục vụ cho những khách hàng có khả năng chi trả cao. Để cạnh tranh có hiệu quả, điểm đến du lịch phải thực sự thu hút khách với chất lượng hàng hóa, dịch vụ đa dạng và phong phú. Trong những năm qua, Đà Nẵng luôn là điểm đến được ưu tiên lựa chọn. Điều đó cho thấy được sự thành công của ngành Du lịch tại địa phương này. Bài viết phân tích những yếu tố dẫn đến sự thành công của Đà Nẵng trong quản trị ngành Du lịch điểm đến.

643 Sự hài lòng cùa khách du lịch đối với sản phẩm dịch vụ lưu trú : nghiên cứu ở huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La / Tô Thế Nguyên // Công thương (Điện tử) .- 2019 .- Số 12 .- Tr. 320-325 .- 910

Nghiên cứu này khảo sát sự hài lòng của khách du lịch đối với dịch vụ lưu trú khách sạn ở Mộc Châu, Sơn La dựa trên 4 nhóm tiêu chí đánh giá: (1) Chất lượng buồng phòng; (2) An ninh, an toàn; (3) Cơ sở hạ tầng; (4) Nhân viên phục vụ.

644 Vai trò và tiềm năng phát triển du lịch quốc tế của Việt Nam / // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2019 .- Số 551 .- Tr. 7-9 .- 910

Trình bày vai trò của du lịch quốc tế trong phát triển kinh tế - xã hội; Tiềm năng phát triển du lịch quốc tế của Việt Nam; Một số gợi ý chính sách.

645 Chính sách phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của tỉnh Quảng Ninh / Trần Thị Bích Hằng // Khoa học thương mại (Điện tử) .- 2018 .- Số 124 .- Tr. 2-12 .- 910

Trình bày thực trạng chính sách phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của tỉnh Quảng Ninh và một số vấn đề đặt ra và đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của tỉnh Quản Ninh.

646 Đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái vườn quốc gia Kon Ka Kinh, tỉnh Gia Lai / Giang Văn Trọng // Nghiên cứu địa lý nhân văn .- 2019 .- Sô 3(26) .- Tr. 34 – 40 .- 910.577

Bài viết kế thừa và bổ sung cách tiếp cận cảnh quan du lịch, phương pháp và kỹ thuật đánh giá tài nguyên định lượng, bán định lượng kết hợp giữa AHP và GIS, để làm nổi bật giá trị đặc thù của vườn quốc gia Kon Ka Kinh. Đặc biệt, thông qua đánh giá 13 tiêu chí, sử dụng cấp dạng cảnh quan làm đơn vị đánh giá cơ sở, kết quả đã chỉ ra được sự phân bố, mức độ phù hợp cảnh quan cho phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia Kon Ka Kinh.

647 Ứng dụng kỹ thuật Delphi xác định tiêu chí mâu thuẫn trong khai thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ thành phố Hải Phòng / Trần Hữu Long, Lại Vĩnh Cẩm, Trần Thị Thu Trang // Nghiên cứu địa lý nhân văn .- 2019 .- Số 3(26) .- Tr. 41 – 48 .- 910.3 597

Nghiên cứu này sử dụng kỹ thuật Delphi để xác định các tiêu chí mâu thuẫn trong khai thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ thành phố Hải Phòng. Các tiêu chí được lựa chọn bao gồm nhóm các mâu thuẫn trong mục đích sử dụng đất; nhóm mâu thuẫn giữa các nhóm ngành nghề và nhóm mâu thuẫn giữa các hoạt động sản xuất. Kết quả nghiên cứu cho thấy các mâu thuẫn ở nhiều mức độ khác nhau, trong đó, mâu thuẫn giữa “quy hoạch sử dụng đất phi nông nghiệp với quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp” giữa “xây dựng cơ sở hạ tầng với bảo tồn tài nguyên trên đất liền” và giữa “khai thác thủy sản với bảo tồn tài nguyên trên biển” là những mâu thuẩn chính trong khai thác tài nguyên vùng bờ thành phố Hải Phòng.

648 Thực trạng và một số giải pháp nhằm phát triển du lịch tỉnh Cao Bằng / Đặng Thành Trung, Nguyễn Xuân Hòa, Lê Thu Quỳnh // Nghiên cứu địa lý nhân văn .- 2019 .- Sô 3 (26) .- Tr. 49 – 54 .- 910.577

Tỉnh Cao Bằng là điểm đến hấp dẫn với nhiều di tích lịc sử và nhiều danh lam thắng cảnh đẹp. Vì thế tỉnh có lợi thế so sánh về du lịch với các địa phương khác trong vùng, trong Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Cao Bằng nhiệm kỳ 2015 – 2020 xác định du lịch là một trong 6 chương trình trọng tâm để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Mặc dù có rất nhiều thuận lợi để phát triển du lịch thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, nhưng những năm qua, ngành du lịch tỉnh Cao Bằng vẫn chưa phát triển đúng tiềm năng. Dựa trên những tư liệu, các báo cáo và số liệu thống kê của Cao Bằng, bài báo phân tích những hạn chế đồng thời đề xuất một số giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch tỉnh Cao Bằng.

649 Các nhân tố tác động đến sự hài lòng của khách du lịch, dẫn đến hành vi truyền miệng tích cực đối với du lịch homestay tại tỉnh Thừa Thiên Huế / Lê Văn Phúc // .- 2019 .- Số 7 .- Tr. 104-117 .- 910

Mục đích của nghiên cứu này là kiểm tra các nhân tố tác động đến sự hài lòng của khách du lịch, dẫn đến hành vi truyền miệng tích cực đối với du lịch Homestay tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Dựa vào dữ liệu thu thập được từ 208 khách du lịch, dữ liệu được xử lý bằng công cụ SPSS: thống kê mô tả, kiểm tra thang đo Cronbacsh’a Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA) và phân tích hồi quy. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra có 7 nhân tố tác động đến sự hài lòng của khách du lịch là cơ sở vật chất, dịch vụ, sự hiếu khách, sự hưởng thụ, giá cả, sự mới lạ và quan hệ xã hội. Bên cạnh đó, sự hài lòng cũng có tác động tích cực đến hành vi truyền miệng tích cực của khách du lịch đối với du lịch Homestay tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, một số giải pháp được đề xuất nhằm nâng cao sự hài lòng và hành vi truyền miệng tích cực của khách du lịch đối với du lịch Homestay tại tỉnh Thừa Thiên Huế.

650 Thực trạng và giải pháp nguồn nhân lực du lịch đồng bằng sông Cửu Long / Trần Chánh Trung // .- 2019 .- Số 33 .- Tr. 87-92 .- 910

Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) là một trong bảy vùng kinh tế trọng điểm của cả nước. Với những lợi thế về tự nhiên và con người, trong thời gian qua du lịch của vùng không ngừng được đầu tư phát triển. Trong quá trình phát triển du lịch, vấn đề con người luôn giữ vai trò hết sức quan trọng. Mặc dù được chú trọng đầu tư nhưng thời gian vừa qua nguồn nhân lực của vùng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu về số lượng cũng như chất lượng, vấn đề này đã trở thành một trong những rào cản ảnh hưởng đến khả năng phát triển du lịch. Để cải thiện được chất lượng nguồn nhân lực phù hợp với tiềm năng của vùng, xu thế phát triển du lịch của nước nhà cũng như trong hội nhập quốc tế, việc đưa ra những giải pháp và chính sách phát triển nguồn nhân lực là hết sức cần thiết, nếu giải quyết tốt vấn đề này có thể phát huy được hết tiềm năng du lịch vốn có của vùng cũng như đảm bảo cho sự phát triển bền vững.