CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Du Lịch
591 Bến Tre – Để du lịch sinh thái trở thành thế mạnh / Hoàng Ngọc Hiển // Du lịch Việt Nam .- 2020 .- Số 10 .- Tr. 26 – 28 .- 910
Loại hình du lịch sinh thái ở Bến Tre tuy có phát triển nhưng chưa có sự thay đổi đột phá cả về hình thức lẫn nội dung và đã xuất hiện một số ảnh hưởng tiêu cực: Cảnh quan tự nhiên bị phá vỡ, ô nhiễm môi trường...Vấn đề đặt ra cho ngành du lịch Bến Tre là làm thế nào để du lịch sinh thái thật sự trở thành thế mạnh và góp phần phát triển du lịch bền vững tại địa phương.
592 Nghề Quản trị sự kiện & sự kiện du lịch: Từ góc nhìn đào tạo / Trịnh Lê Anh, Nguyễn Thu Thuỷ // Du lịch Việt Nam .- 2020 .- Số 10 .- Tr. 39 – 41 .- 910
Cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, điều kiện sống của con người ngày càng nâng cao, nhu cầu kết nối đa quy mô giữa các cá nhân, nhóm và nhu cầu tạo lập cũng như hưởng thụ các giá trị tinh thần và vật chất thông qua sự kiện ngày càng gia tăng. Quản trị, tổ chức sự kiện hiện là một trong những nghề nghiệp có sức hấp dẫn lớn trên thế giới cũng như ở Việt Nam.
593 Chuyển đổi số với phát triển du lịch trong bối cảnh ứng phó với đại dịch Covid-19 / Vũ Thế Bình // Du lịch Việt Nam .- 2020 .- Số 10 .- Tr. 50 – 51 .- 910
Đại dịch Covid-19 đã có ảnh hưởng tiêu cực và sâu rộng tới nền kinh tế thế giới, trong đó có ngành du lịch, vốn là một ngành rất nhạy cảm với biến động chính trị - xã hội. Quá trình phòng chống và khắc phục hậu quả của dịch covid-19 còn kéo dài và đòi hỏi nhiều nỗ lực của các cấp ngành nhưng nhờ đó, ngành du lịch đang có và ngày càng nhiều hơn sự thay đổi về phương thức quản lý và mô hình kinh doanh. Chuyển đổi số là một hướng đi cơ bản để nhanh chóng chuyển du lịch thành một ngành kinh tế số và góp phần thúc đẩy du lịch Việt Nam phát triển trở lại trong những năm tới. Bài viết dưới đây dựa trên báo cáo đề dẫn trình bày tại diễn đàn.
594 Phát triển du lịch Việt Nam trong bối cảnh cách mạng Công nghiệp 4.0 / Nguyễn Đình Thanh // Du lịch Việt Nam .- 2020 .- Sô 11 .- Tr. 25 – 27 .- 910
Việt Nam đang bước vào giai đoạn 4.0. Cuộc cách mạng này tạo ảnh hưởng sâu rộng, bao trùm toàn bộ các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế trong đó có ngành du lịch. Đánh giá lợi thế và thách thức nhằm tìm ra các giải pháp thúc đẩy phát triển ngành du lịch trong kỷ nguyên số là đòi hỏi mang tính cấp thiết trong tình hình mới.
595 Tác động của CPTPP đối với một số lĩnh vực cơ bản của nền kinh tế / Phạm Tố Linh // Du lịch Việt Nam .- 2020 .- Số 11 .- Tr. 40 – 42 .- 910
Ngay sau khi Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chính thức có hiệu lực vào đầu năm 2019, thủ tướng chính phủ đã phê duyệt kế hoạch thực hiện CPTPP tại Quyết định số 121/QĐ –TTG ngày 24/1/2019 với những nhiệm vụ cụ thể, chi tiế cho các bộ, ngành liên quan thực hiện các công việc cụ thể theo lộ trình, bao gồm 5 nhóm nội dung chính.
596 Khảo sát nguồn nhân lực Quản trị du lịch cấp cao trong lĩnh vực khách sạn / Nguyễn Thị Thuý Hường, Nguyễn Doãn Thành, Nguyễn Thanh Tuấn // Du lịch Việt Nam .- 2020 .- Số 11 .- Tr. 53 – 55 .- 910
Bài viết tập trung phân tích thực trạng nguồn nhân lực quản trị cấp cao trong lĩnh vực khách sạn tại các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Bình Thuận, Khánh Hoà và thành phố Đà Nẵng, làm cơ sở để tham mưu cho cơ quan quản lý nhà nước các cấp về du lịch, các doanh nghiệp du lịch và các cơ sở đào tạo du lịch Việt Nam trong công tác phát triển nguồn nhân lực du lịch quản trị cấp cao, đáp ứng nhu cầu phát triển ngành du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
597 Duyên hải Nam Trung Bộ: Phát triển du lịch theo hướng tăng trưởng xanh / Nguyễn Thị Lan Hương, Nguyễn Hoàng Mai // .- 2020 .- Số 12 .- Tr. 12 – 14 .- 910
Bài viết này hướng tới phân tích các vấn đề cơ bản trong phát triển du lịch vùng duyên hải Nam Trung Bộ, đồng thời, bước đầu nhận diện những vấn đề đặt ra đối với việc áp dụng mô hình tăng trưởng xanh trong phát triển du lịch vùng thời gian tới, làm tiền đề cho việc đưa ra các giải pháp và kiến nghị đối với cơ quan, ban ngành nhằm cải thiện và đưa du lịch biển đảo trở thành một trong những thế mạnh của du lịch Việt Nam trong tương lai.
598 Tăng cường phối hợp giữa ngành du lịch và công an trong đảm bảo an ninh du lịch / Nguyễn Vân Hà // Du lịch Việt Nam .- 2020 .- Số 12 .- Tr. 18 – 19 .- 910
Để duy trì an ninh trật tự hoạt động du lịch cần có sự phối hợp tích cực giữa các ngành, đặc biệt là sự phối hợp giữa ngành công an và ngành du lịch. Bài viết đánh giá thực trạng công tác đảm bảo an ninh trật tự trong hoạt động du lịch tại Quảng Ninh và đề xuất các giải pháp tăng cường hiệu quả công tác này trong giai đoạn tới.
599 Ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao năng lực giáo dục du lịch / Nguyễn Văn Lưu // Du lịch Việt Nam .- 2020 .- Số 12 .- Tr. 26 – 27 .- 910
Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục không thế thiếu và buộc phải có trong cách mạng công nghệ 4.0. Nước Mỹ, các nước EU và Châu Á đã có quá trình ứng dụng CNTT trong giáo dục rất hiệu quả. Việt Nam đã bước đầu ứng dụng CNTT để đối mới giáo dục. Trong đại dịch Covid-19, nhiều nước trên thế giới dạy và học trực tuyến, cho thấy vai trò đặc biệt của ứng dụng CNTT vào giáo dục ở tình huống không thể dạy trực tiếp. Vì thế, Việt Nam không thể không ứng dụng CNTT để nâng cao năng lực giáo dục du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
600 Các yếu tố ảnh hưởng và giải pháp đẩy mạnh liên kết phát triển du lịch trong bối cảnh hiện nay / Nguyễn Minh Tuân // Kinh tế & phát triển .- 2020 .- Số 279 .- Tr. 58-64 .- 910
Liên kết phát triển vùng du lịch cho phép khai thác những lợi thế so sánh về tài nguyên du lịch, về hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật và các nguồn lực khác của vùng nói chung và của các địa phương trong vùng tham gia liên kết cho phát triển du lịch của vùng. Việc liên kết phát triển vùng du lịch tăng khả năng cạnh tranh và là yếu tố quan trọng để phát triển du lịch trong cơ chế thị trường khi yếu tố cạnh tranh ngày một trở nên gay gắt giữa các lãnh thổ và giữa các doanh nghiệp du lịch. Theo đó, nghiên cứu này tập trung phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện liên kết giữa các vùng du lịch với nhau theo khía cạnh quản lý nhà nước (chính sách, quy hoạch, đơn vị cung ứng dịch vụ, cơ sở hạ tầng xã hội …). Trên cơ sở phân tích các yếu tố ảnh hưởng, tác giả đưa ra một số những hạn chế, qua đó đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh liên kết phát triển vùng du lịch trong bối cảnh hội nhập hiện nay. Các giải pháp gồm nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước; hoàn thiện các cơ chế, chính sách về liên kết du lịch; liên kết để tạo chuỗi các sản phẩm du lịch đặc trưng, chất lượng cao; đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội phục vụ liên kết, phát triển du lịch.