CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Du Lịch
601 Tác động của sự gắn kết cộng đồng và hỗ trợ cư dân đến phát triển bền vững tại các điểm đến du lịch tâm linh và cộng đồng / Đào Trung Kiên, Nguyễn Hữu Đoàn, Kiều Thị Phương Hoa, Thân Trọng Thụy, Hoàng Thị Cẩm Vân, Trần Thị Hậu // Kinh tế & phát triển .- 2020 .- Số 280 .- Tr. 68-77 .- 910
Đánh giá ảnh hưởng của sư tham gia của cộng đồng (sự gắn kết cộng đồng, và hỗ trợ của cư dân) tới phát triển bền vững điểm đến tại các khu du lịch tâm linh và cộng đồng. Kết quả khảo sát từ 168 hộ gia đình cho thấy sự gắn kết cộng đồng có tác động trực tiếp tới lợi ích cảm nhận, và phát triển bền vững. Hỗ trợ của dân cư có tác động trực tiếp tới lợi ích cảm nhận, và gián tiếp tới phát triển bền vững. Kết quả cho thấy du lịch cộng đồng có xu hướng bền vững hơn so với du lịch tâm linh. Nghiên cứu cũng đề xuất ba gợi ý cho phát triển bền vững các điểm đến bao gồm (1) phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch địa phương; (2) thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng vào chương trình phát triển du lịch; (3) gia tăng lợi ích kỳ vọng của các chính sách phát triển du lịch địa phương.
602 Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái ở các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa: thực trạng và giải pháp / Lê Minh Thống, Phạm Thị Kiều Oanh // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2020 .- Số 567 .- Tr. 28-30 .- 910
Trong chiến lược phát triển của rất nhiều tỉnh thành thì du lịch đã trở thành một ngành kinh tế quan trọng có đóng góp lớn trong sự phát triển, được coi là là một cứu cánh để vực dậy nền kinh tế. Không chỉ là một ngành kinh tế góp phần nâng cao đời sống vật chất mà du lịch còn giúp con người có điều kiện giao lưu văn hóa giữa các quốc gia và các vùng miền lãnh thổ.
603 Thỏa thuận công nhận lẫn nhau về dịch vụ du lịch ASEAN : thực tiên thực hiện tại Việt Nam / Hoàng Thanh Phương // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2020 .- Số 4 .- Tr. 65-68 .- 910
Thỏa thuận công nhận lẫn nhau (MRA) về dịch vụ du lịch trong ASEAN, thực tiễn thực thi nghĩa vụ quốc gia thành viên quy định trong MRA-TP của VN, nâng cao hiệu quả thực thi MRA-TP.
604 Liên kết vùng trong phát triển du lịch Nghệ An: những vấn đề và phương hướng giải quyết / Nguyễn Thị Mỹ Hương, Nguyễn Thị Diệp, Nguyễn Năng Hùng // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2019 .- Số 555 .- Tr. 52-54 .- 910
Đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch của cacs tỉnh Bắc - Nam Trung Bộ nói chung và tỉnh Nghệ An nói riêng, từ đó đưa ra các giải pháp liên kết phát triển các sản phẩm, loại hình du lịch của các tỉnh, thành phố vùng Bắc Trung Bộ, phù hợp với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời tìm cơ hội hợp tác giữa các bên liên quan trong quản lý, đầu tư về lĩnh vực du lịch và liên kết phát triển du lịch là việc làm cần thiết.
605 Quản lý nhà nước về du lịch biển,đảo của tỉnh Nghệ An: thực trạng và giải pháp / Hòng Lê Hà // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2019 .- Số 555 .- Tr. 55-57 .- 910
Phân tích và đánh gia thực trạng quản lý nhà nước về du lịch biển,đảo của tỉnh Nghệ An thời gian qua, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch biển,đảo của tỉnh Nghệ An thời gian tới.
606 Thu hút khách du lịch quốc tế tại cụm du lịch Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam / Huỳnh Thị Hòa // Tài chính - Kỳ 2 .- 2020 .- Số 741 .- Tr. 143 - 145 .- 910
Bài viết phân tích vai trò của quản lý công mới trong quản trị đại học công lập, mô hình trường đại học kinh doanh hiện nay và đưa ra đề xuất nhằm áp dụng mô hình trường đại học kinh doanh tại Việt Nam.
607 Một số giải pháp phát triển du lịch tỉnh Đắk Lắk / Hà Thị Kim Duyên // Tài chính - Kỳ 2 .- 2019 .- Số 709 .- Tr.105-107 .- 910.202
Với điều kiện giao thông thuận lợi, Đắk Lắk là một trong những điểm đến du lịch hấp dẫn. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, số lượng khách du lịch đến địa phương này có nhu cầu tăng chậm và không đều, thậm chí có lúc giảm đáng kể. Để thu hút du khách tỉnh Đắk Lắk cần có những chính sách, chiến lược phát triển du lịch một cách cụ thể, liên kết hợp tác giữa các tỉnh trong vùng và các tỉnh trong nước một cách chặt chẽ, hỗ trợ phát triển cơ cấu kinh tế - xã hội, thu hút khách du lịch đến Đắk Lắk.
608 Giải pháp thúc đẩy tiêu thụ quà lưu niệm du lịch ở Ninh Bình / Phan Thị Hằng Nga, Đinh Thị Kim Khánh, Đinh Thị Thuý // Tài chính - Kỳ 2 .- 2019 .- Số 709 .- Tr.108-112 .- 910.202
Bài viết đánh giá thực trạng tiêu thụ quà lưu niệm du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, từ đó nhóm tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm định hướng phát triển các dòng sản phẩm quà lưu niệm du lịch mà tỉnh Ninh Bình có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Qua đó đưa ra một số phương thức bán hàng hiện đại, hỗ trợ tiêu thụ, quảng bá hình ảnh du lịch Ninh Bình đến với khách du lịch trong nước và quốc tế, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
609 Giải pháp phát triển du lịch sinh thái Vườn Quốc gia Xuân Thủy, Giao Thủy, Nam Định / Nguyễn Thị Hương // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2020 .- Số 562 .- TR. 19-21 .- 910
Vườn quốc gia Xuân Thủy - Giao Thủy - Nam Định là một vùng bãi bồi rộng lớn nằm ở phía Nam cửa Sông Hồng, cách Hà Nội khoảng 150km về hướng Đông Nam, có tổng diện tích tự nhiên là 7.100 ha. Phù sa màu mỡ của Sông Hồng có biển đã tạo dựng nên khu đất ngập nước với nhiều loài động vật hoang dã và các loài chim dư cư quý hiếm.
610 Thách thức đối với nguồn nhân lực du lịch Việt Nam trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 / Lê Thu Trang // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2020 .- Số 562 .- Tr. 7-9 .- 910
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang làm thay đổi mọi mặt hoạt động của con người. Cuộc cách mạng công nghiệp này chẳng những tác động sâu sắc đối với các ngành sản xuất, mà còn ảnh hưởng mạnh mẽ đến các ngành dịch vụ như y tế, giáo dục, du lịch. Bài viết này trình bày các tác động của công nghiệp 4.0 đối với du lịch Việt Nam nói chung và nguồn nhân lực du lịch nói riêng và đề xuất các giải pháp để phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam trong kỷ nguyên cách mạng này.