CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Du Lịch
571 Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tỉnh Bến Tre / Nguyễn Đình Đáp, Nguyễn Thị Bích Nguyệt // Nghiên cứu địa lý nhân văn .- 2020 .- Số 4(31) .- Tr. 46 – 52 .- 910
Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, kèm theo lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt ngày một gia tăng gây sức ép cho môi trường tỉnh Bến Tre.Công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt vẫn còn nhiều hạn chế như thực hiện quy hoạch còn nhiều vướng mắc, nguồn lực đầu tư cho xử lý chats thải rắn chưa đáp ứng được nhu cầu, rác thải sinh hoạt chưa được phân loại tại nguồn, thiết bị thu gom và phương tiện vận chuyển rác không đảm bảo kỹ thuật gây mất vệ sinh, hầu hết các bãi chôn lấp rác đều quá tải, gây ô nhiễm...Trong nghiên cứu này, trên cơ sở phân tích hiện trạng phát sinh , phân loại, quy hoạch, công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt tỉnh Bến Tre, từ đó đề xuất các kiến nghị việc xây dựng cơ chế, chính sách và giải pháp thực hiện hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trong thời gian tới.
572 Ứng dụng GIS nghiên cứu xây dựng bản đồ nguy cơ trượt lở đất tỉnh Yên Bái / Đặng Thành Trung, Lê Thu Quỳnh // Nghiên cứu địa lý nhân văn .- 2020 .- Số 4(31) .- Tr. 53 – 60 .- 910
Yên Bái là một tỉnh miền núi phía Bắc, với địa hình có độ dốc lớn, đặc điểm địa chất phong hoá mạnh, các hoạt động nhân sinh, đặc biệt alf lượng mưa trung bình các tháng mùa mưa lớn đã tạo điều kiện cho trượt lở đất xảy ra. Bài báo sử dụng phương pháp phân tích thứ bậc AHP tích hợp vào GIS để thành lập bản đồ phân vùng trượt lỡ đất tỉnh Yên Bái. Kết quả bài viết cho thấy khu vực có nguy cơ cao trượt lở là vùng đất cao và rất cao chiếm 33,96% tổng diện tích lãnh thổ, chủ yếu tập trung tại một số xã của huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Lục Yên, Văn Chấn.
573 Đánh giá hiện trạng và nhu cầu bảo tồn các hệ sinh thái ven biển tỉnh Nam Định / Nguyễn Song Tùng // Nghiên cứu địa lý nhân văn .- 2020 .- Số 3(30) .- Tr. 11 – 17 .- 910
Nam Định là địa phương có tính đa dạng sinh học cao, nguồn lợi thuỷ sản đa dạng, đặc biệt là tại Vườn Quốc Gia Xuân Thuỷ - khu Ramsar đầu tiên của vùng Đông Nam Á. Tuy nhiên công tác bảo tồn đa dạng sinh học và quản lý các hệ sinh thái ven biển cũng đang gặp nhiều thách thức từ mất cân bằng sinh thái do các hoạt động sử dụng đấtvaf mặt nước kém bền vững, hoạt động khai hoang lấn biển, phá rừng ngập mặn, phát triển cơ sở hạ tầng ven biển, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu. Nghiên cứu này đánh giá hiện trạng và nhu cầu bảo tồn các hệ sinh thái ven biển tỉnh Nam Định, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp bảo tồnđa dạng sinh học, bảo vệ các hệ sinh thái ven biển, cảnh quan phong phú và độc đáo của tỉnh Nam Định trong chiến lược phát triển bền vững.
574 Du lịch biển thành phố Đồng Hới: Tiềm năng và thực trạng / Nguyễn Thị Hà Thành, Đặng Hữu Liệu, Trương Quang Hải // Nghiên cứu địa lý nhân văn .- 2020 .- Số 3(30) .- Tr. 18 – 25 .- 910
Thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình là đô thị ven biển với nhiều tiềm năng phát triển du lịch nhờ vào nguồn tài nguyên du lịch hấp dẫn và phong phú mang tầm quốc gia, nằm ở vị trí trung tâm của hệ thống giao thông tỉnh QUảng Bình và là điểm trung chuyển quan trọng tới di sản thế giới Phong Nha – Kẻ Bàng. Nghiên cứu này chỉ ra tiềm năng và thực trạng du lịch, phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của du lịch thành phố Đồng Hới thông qua các phương pháp chính gồm: phân tích SWOT, phỏng vấn sâu một số doanh nghiệp, hộ gia đình kinh doanh du lịch trên địa bàn.
575 Tối ưu hoá sản phẩm địa phương để hạn chế rò rỉ lợi ích kinh tế du lịch: nghiên cứu thực tiễn các khách sạn tại Bắc Ninh / Lê Thanh Tùng // .- 2020 .- Số 7 .- Tr. 81 - 89 .- 910
Bài viết thực hiện khảo sát các khách du lịch nước ngoài tại Bắc Ninh để có được quan điểm của họ về việc sử dụng các sản phẩm nhập khẩu. Kết quả cho thấy tầm quan trọng của sản phẩm nhập khẩu chưa đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, từ đó đưa ra một số khuyến nghị phát triển sản phẩm địa phương, tận dụng tối đa lợi ích từ du lịch cho người dân sở tại.
576 Du lịch Khánh Hoà dưới góc độ phát triển bền vững / Phạm Bích Ngọc, Trần Ngọc Quyền // .- 2020 .- Số 8 .- Tr. 75 - 87 .- 910
Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch ở Khánh Hoà trong thời gian 10 năm qua dưới góc độ phát triển bền vững, sử dụng hệ thống tiêu chí đánh giá do Tổ chức Du lịch thế giới của Liên hợp quốc đề ra để phân tích kết quả khảo sát thực tiễn và số liệu thống kê; từ đó đưa ra một số gợi ý chính sách nhằm phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Khánh Hoà nói riêng và trong cả nước nói chung trong thời gian tới.
577 Các yếu tố tác động đến ý định quay lại Thừa Thiên Huế của du khách quốc tế / Trần Thanh Long // .- 2020 .- Số 8 .- Tr. 88 - 98 .- 910
Bài viết nghiên cứu các yếu tố tác động đến ý định quay lại Thừa Thiên Huế của du khách quốc tế. Kết quả điều tra khảo sát 212 khách du lịch nước ngoài đến Thừa Thiên Huế trong khoảng thời gian từ tháng 11-2018 đến tháng 10-2019 cho thấy, các yếu tố thuộc chất lượng dịch vụ tại điểm đến và chất lượng tài nguyên có tác động tích cực cùng chiều đến sự hài lòng của du khách, từ đó ảnh hưởng đến ý định quay trở lại Thừa Thiên Huế của khách du lịch quốc tế. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất giải pháp cải thiện chất lượng du lịch, thu hút khách du lịch mới mà còn giữa chân những du khách đã từng đến Thừa Thiên Huế.
578 Các yếu tố ảnh hưởng đến hình ảnh điểm đến du lịch tại Hà Nội / Trần Thị Tuyết // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2020 .- Số 578 .- Tr. 62 - 66 .- 910
Bài viết tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến hình ảnh điểm đến du lịch tại Hà Nội. Điều tra 180 khách du lịch tới Hà Nội kết quả cho thấy động cơ du lịch có tác động tích cực đến hình ảnh điểm đến, rủi ro nhận thức và hạn chế du lịch có tác động tiêu cực đến hình ảnh điểm đến. Từ kết quả trên, một số biện pháp được đưa ra để nâng cao hình ảnh điểm đến Hà Nội.
579 Hệ thống tiêu chí đánh giá mức độ bền vững của du lịch có sự tham gia của cộng đồng / Vũ Tuấn Anh // Nghiên cứu địa lý nhân văn .- 2020 .- Số 4(31) .- Tr. 3 – 11 .- 340
Phát triển du lịch bền vững có sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phươnglaf một định hướng quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch của Việt Nam trong thời gian tới. Để lập kế hoạch, thực hiện và giám sát quá trình phát triển du lịch có sự tham gia của cộng đồng, cần có hệ thống tiêu chí đánh giá.Dựa trên cơ sở tổng quan lý thuyết và kinh nghiệm quốc tế, tìm hiểu các nguyên tắc xác định hệ thống tiêu chí đánh giá mức độ bền vững của du lịch có sự tham gia của cộng đồng, từ thực tế của địa phương, bài viết đề xuất hệ thống tiêu chí và phương pháp đánh giá mức độ bền vững của du lịch có sự tham gia của cộng đồng trong điều kiện Việt Nam hiện nay.
580 Đánh giá lợi thế về tài nguyên du lịch của một số nước ASEAN và vấn đề đặt ra cho Việt Nam / Lê Hồng Ngọc // Nghiên cứu địa lý nhân văn .- 2020 .- Số 4(31) .- Tr. 12 – 18 .- 910
Tài nguyên du lịch là cơ sở để xây dựng các khu, tuyến, điểm du lịch và thiết kế các sản phẩm du lịch nhằm thu hút du khách và tạo ra nguồn thu kinh tế. Nhờ vào các nguồn tài nguyên du lịch đa dạng và độc đáo, ASEAN trở thành một khu vực năng động và tăng trưởng mạnh mẽ về du lịch. Đây là lợi thế lớn cho ASEAN trong việc cạnh tranh trên thị trường du lịch quốc tế, đồng thời cũng là cơ hội và thách thức đối với từng quốc gia thành viên. Bài viết khái quát tài nguyên du lịch và đánh giá lợi thế về tài nguyên du lịch của một số nướ ASEAN, qua đó phản ánh một phần bức tranh du lịch trong khu vực ASEAN và chỉ ra một số vấn đề đặt ra cho Việt Nam nhằm tận dụng các lợi thế về tài nguyên du lịch để thúc đẩy nền kinh tế dịch vụ này.