CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Du Lịch
581 Ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao năng lực giáo dục du lịch / Nguyễn Văn Lưu // Du lịch Việt Nam .- 2020 .- Số 12 .- Tr. 26 – 27 .- 910
Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục không thế thiếu và buộc phải có trong cách mạng công nghệ 4.0. Nước Mỹ, các nước EU và Châu Á đã có quá trình ứng dụng CNTT trong giáo dục rất hiệu quả. Việt Nam đã bước đầu ứng dụng CNTT để đối mới giáo dục. Trong đại dịch Covid-19, nhiều nước trên thế giới dạy và học trực tuyến, cho thấy vai trò đặc biệt của ứng dụng CNTT vào giáo dục ở tình huống không thể dạy trực tiếp. Vì thế, Việt Nam không thể không ứng dụng CNTT để nâng cao năng lực giáo dục du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
582 Các yếu tố ảnh hưởng và giải pháp đẩy mạnh liên kết phát triển du lịch trong bối cảnh hiện nay / Nguyễn Minh Tuân // Kinh tế & phát triển .- 2020 .- Số 279 .- Tr. 58-64 .- 910
Liên kết phát triển vùng du lịch cho phép khai thác những lợi thế so sánh về tài nguyên du lịch, về hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật và các nguồn lực khác của vùng nói chung và của các địa phương trong vùng tham gia liên kết cho phát triển du lịch của vùng. Việc liên kết phát triển vùng du lịch tăng khả năng cạnh tranh và là yếu tố quan trọng để phát triển du lịch trong cơ chế thị trường khi yếu tố cạnh tranh ngày một trở nên gay gắt giữa các lãnh thổ và giữa các doanh nghiệp du lịch. Theo đó, nghiên cứu này tập trung phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện liên kết giữa các vùng du lịch với nhau theo khía cạnh quản lý nhà nước (chính sách, quy hoạch, đơn vị cung ứng dịch vụ, cơ sở hạ tầng xã hội …). Trên cơ sở phân tích các yếu tố ảnh hưởng, tác giả đưa ra một số những hạn chế, qua đó đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh liên kết phát triển vùng du lịch trong bối cảnh hội nhập hiện nay. Các giải pháp gồm nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước; hoàn thiện các cơ chế, chính sách về liên kết du lịch; liên kết để tạo chuỗi các sản phẩm du lịch đặc trưng, chất lượng cao; đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội phục vụ liên kết, phát triển du lịch.
583 Tác động của sự gắn kết cộng đồng và hỗ trợ cư dân đến phát triển bền vững tại các điểm đến du lịch tâm linh và cộng đồng / Đào Trung Kiên, Nguyễn Hữu Đoàn, Kiều Thị Phương Hoa, Thân Trọng Thụy, Hoàng Thị Cẩm Vân, Trần Thị Hậu // Kinh tế & phát triển .- 2020 .- Số 280 .- Tr. 68-77 .- 910
Đánh giá ảnh hưởng của sư tham gia của cộng đồng (sự gắn kết cộng đồng, và hỗ trợ của cư dân) tới phát triển bền vững điểm đến tại các khu du lịch tâm linh và cộng đồng. Kết quả khảo sát từ 168 hộ gia đình cho thấy sự gắn kết cộng đồng có tác động trực tiếp tới lợi ích cảm nhận, và phát triển bền vững. Hỗ trợ của dân cư có tác động trực tiếp tới lợi ích cảm nhận, và gián tiếp tới phát triển bền vững. Kết quả cho thấy du lịch cộng đồng có xu hướng bền vững hơn so với du lịch tâm linh. Nghiên cứu cũng đề xuất ba gợi ý cho phát triển bền vững các điểm đến bao gồm (1) phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch địa phương; (2) thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng vào chương trình phát triển du lịch; (3) gia tăng lợi ích kỳ vọng của các chính sách phát triển du lịch địa phương.
584 Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái ở các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa: thực trạng và giải pháp / Lê Minh Thống, Phạm Thị Kiều Oanh // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2020 .- Số 567 .- Tr. 28-30 .- 910
Trong chiến lược phát triển của rất nhiều tỉnh thành thì du lịch đã trở thành một ngành kinh tế quan trọng có đóng góp lớn trong sự phát triển, được coi là là một cứu cánh để vực dậy nền kinh tế. Không chỉ là một ngành kinh tế góp phần nâng cao đời sống vật chất mà du lịch còn giúp con người có điều kiện giao lưu văn hóa giữa các quốc gia và các vùng miền lãnh thổ.
585 Thỏa thuận công nhận lẫn nhau về dịch vụ du lịch ASEAN : thực tiên thực hiện tại Việt Nam / Hoàng Thanh Phương // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2020 .- Số 4 .- Tr. 65-68 .- 910
Thỏa thuận công nhận lẫn nhau (MRA) về dịch vụ du lịch trong ASEAN, thực tiễn thực thi nghĩa vụ quốc gia thành viên quy định trong MRA-TP của VN, nâng cao hiệu quả thực thi MRA-TP.
586 Liên kết vùng trong phát triển du lịch Nghệ An: những vấn đề và phương hướng giải quyết / Nguyễn Thị Mỹ Hương, Nguyễn Thị Diệp, Nguyễn Năng Hùng // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2019 .- Số 555 .- Tr. 52-54 .- 910
Đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch của cacs tỉnh Bắc - Nam Trung Bộ nói chung và tỉnh Nghệ An nói riêng, từ đó đưa ra các giải pháp liên kết phát triển các sản phẩm, loại hình du lịch của các tỉnh, thành phố vùng Bắc Trung Bộ, phù hợp với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời tìm cơ hội hợp tác giữa các bên liên quan trong quản lý, đầu tư về lĩnh vực du lịch và liên kết phát triển du lịch là việc làm cần thiết.
587 Quản lý nhà nước về du lịch biển,đảo của tỉnh Nghệ An: thực trạng và giải pháp / Hòng Lê Hà // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2019 .- Số 555 .- Tr. 55-57 .- 910
Phân tích và đánh gia thực trạng quản lý nhà nước về du lịch biển,đảo của tỉnh Nghệ An thời gian qua, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch biển,đảo của tỉnh Nghệ An thời gian tới.
588 Thu hút khách du lịch quốc tế tại cụm du lịch Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam / Huỳnh Thị Hòa // Tài chính - Kỳ 2 .- 2020 .- Số 741 .- Tr. 143 - 145 .- 910
Bài viết phân tích vai trò của quản lý công mới trong quản trị đại học công lập, mô hình trường đại học kinh doanh hiện nay và đưa ra đề xuất nhằm áp dụng mô hình trường đại học kinh doanh tại Việt Nam.
589 Một số giải pháp phát triển du lịch tỉnh Đắk Lắk / Hà Thị Kim Duyên // Tài chính - Kỳ 2 .- 2019 .- Số 709 .- Tr.105-107 .- 910.202
Với điều kiện giao thông thuận lợi, Đắk Lắk là một trong những điểm đến du lịch hấp dẫn. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, số lượng khách du lịch đến địa phương này có nhu cầu tăng chậm và không đều, thậm chí có lúc giảm đáng kể. Để thu hút du khách tỉnh Đắk Lắk cần có những chính sách, chiến lược phát triển du lịch một cách cụ thể, liên kết hợp tác giữa các tỉnh trong vùng và các tỉnh trong nước một cách chặt chẽ, hỗ trợ phát triển cơ cấu kinh tế - xã hội, thu hút khách du lịch đến Đắk Lắk.
590 Giải pháp thúc đẩy tiêu thụ quà lưu niệm du lịch ở Ninh Bình / Phan Thị Hằng Nga, Đinh Thị Kim Khánh, Đinh Thị Thuý // Tài chính - Kỳ 2 .- 2019 .- Số 709 .- Tr.108-112 .- 910.202
Bài viết đánh giá thực trạng tiêu thụ quà lưu niệm du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, từ đó nhóm tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm định hướng phát triển các dòng sản phẩm quà lưu niệm du lịch mà tỉnh Ninh Bình có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Qua đó đưa ra một số phương thức bán hàng hiện đại, hỗ trợ tiêu thụ, quảng bá hình ảnh du lịch Ninh Bình đến với khách du lịch trong nước và quốc tế, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.