CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Du Lịch

  • Duyệt theo:
241 Khai thác giá trị văn hóa truyền thống trong phát triển thương hiệu gốm sứ mỹ nghệ : nhìn từ thực tiễn Chu Đậu / Nguyễn Thị Hồng Loan // .- 2022 .- Số 617 .- Tr. 37-39 .- 910

Gốm là một trong những phát minh quan trọng của tổ tiên ta từ ngàn đời nay, đồ gốm đã gắn bó mật thiết với cuộc sống của nhân dân ta. Với ý chí sáng tạo và đôi tay khéo léo, gốm cổ Việt Nam đã trở thành một loại hình nghệ thuật mang tính dân gian sâu sắc. Theo nhiều chuyên gia, chính cái tính không triệt để, không kỹ lưỡng, thô sơ một chút, vụng về một chút, hơi méo mó, hơi vẹo vọ, hơi nặng, hơi dày, hơi nghiêng, chẳng cái nào giống cái nào, đó là của đẹp của đơn giản. Khuôn cốt không chính xác tuyệt đối, than củi cũng đại khái về liều lượng nên mới mẻ một khác ... mới tạo ra vẻ đẹp có "hồn" của gốm Việt.

242 Bối cảnh " Bình thường mới" và sự hồi phục ngành du lịch Việt Nam / Hoàng Thị Vân // Tài chính - Kỳ 1 .- 2022 .- Số 780 .- Tr. 109-111 .- 910

Tại nhiều quốc gia trên thế giới, ngành Du lịch đóng góp một phần quan trọng trong tổng sản phẩm kinh tế quốc dân, thậm chí được coi là ngành kinh tế xương sống. Tại Việt Nam, ngành Du lịch được xác định là một trong ba ngành kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế hỗ trợ, góp phần thực hiện các chính sách an sinh xã hội. Vì vậy, việc khôi phục phát triển ngành Du lịch trong thời gian tới là mục tiêu chiến lược của Việt Nam. Sau gần hai năm suy giảm nghiêm trọng dưới tác động của đại dịch COVID-19, đến nay, các chính sách du lịch mới đã và đang có hiệu quả tích cực, ngành Du lịch Việt Nam đã ghi nhận sự phục hồi mạnh mẽ, tạo tiền đề bứt phá trong nửa cuối năm 2022 và năm 2023.

243 Kinh nghiệm phát triển du lịch ẩm thực của Nhật Bản, Hàn Quốc và hàm ý chính sách cho Việt Nam / Lý Hoàng Phú // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2022 .- Số 6(256) .- Tr. 59-67 .- 910

Trên cơ sở phân tích một số kinh nghiệm điển hình về phát triển du lịch ẩm thực tại Nhật Bản và Hàn Quốc, bài viết đưa ra một số hàm ý chính sách cho Việt Nam.

244 Giải pháp phát triển du lịch sinh thái bền vững tại Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà / Đỗ Thị Thùy Trang // .- 2022 .- Tập 11 .- Tr. 45-52 .- 338.4 791

Bài viết nghiên cứu thực trạng hoạt động du lịch sinh thái Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà. Kết quả nghiên cứu cho thấy hoạt động sinh thái ở đây được khách du lịch đánh giá từ hải lòng đến rất hài lòng. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển du lịch sinh thái bền vững tại nơi đây.

245 Tự động hóa quá trình cô đặc gián đoạn dung dịch đường quy mô pilot / Trần Lê Hải, Nguyên Sĩ Xuân Ân // Khoa học Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh .- 2021 .- Tập 18, số 12 .- Tr. 2147-2161 .- 629.8

Nghiên cứu thiết lập phương pháp để xác định các hệ số hoạt động điều khiển tự động hóa quá trình cô đặc chân không hoạt động gián đoạn có thể áp dụng cho nhiều loại dịch nước trái cây và các sản phẩm có hoạt tính sinh học khác nhau.

246 Du lịch nông thôn - Hướng đi tiềm năng của Hoài Đức / Nguyễn Thị Kim Thìn // Du lịch Việt Nam .- 2022 .- Số 7 .- Tr.58-59 .- 910

Huyện Hoài Đức (Hà Nội) sở hữu nguồn tài nguên thiên nhiên và nhân văn phong phú, cảnh quan làng quê tươi đẹp gắn với sản xuất nông nghiệp, văn hóa truyền thống, hệ thống di tích lịch sử văn hóa, làng nghề, lễ hội độc đáo ... đây là yếu tố quan trọng để hình thành loại hình sản phẩm du lịch nông nghiệp nông thôn hấp dẫn đối với du khách.

247 Để phát triển du lịch cộng đồng Bản Quyên / Đào Thị Hồng Thúy // Du lịch Việt Nam .- 2022 .- Số 7 .- Tr.65-66 .- 910

Giải pháp đặt ra trong thời gian tới là đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá, sử dụng marketing online trong phát triển du lịch tại Bản Quyên.

248 Tư duy chiến lược với góc nhìn toàn diện về phát triển du lịch nội địa / Phạm Trung Lương // Du lịch Việt Nam .- 2021 .- Số 9 .- Tr.50-51 .- 910

Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã xác định quan điểm " Phát triển đồng thời cả du lịch nội địa và du lịch quốc tế". Nhãn quan chiến lược đối với việc coi trọng phát triển du lịch nội địa được hình thành dựa trên lý luận và những bài học thực tiễn ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới.

249 Du lịch thể thao ở Việt Nam : hiện trạng và xu hướng hậu Covid-19 / Trịnh Lê Tân, Nguyễn Đức Anh // Du lịch Việt Nam .- 2021 .- Số 9 .- Tr. 52-54 .- 910

Không chỉ tận dụng hưởng kỳ nghỉ bằng việc thư giãn trên bãi biển, ghé qua các địa danh văn hóa lịch sử, thưởng thức đặc sản địa phương hay chek-in ở các cảnh điểm nổi tiếng, giờ đây, có một xu hướng đang được định hình ngày càng rõ nét : Du lịch thể thao! Du lịch sẽ trải nghiệm kỳ nghỉ hai trong một: vừa đi du lịch vừa rèn luyện sức khỏe ở mọi lứa tuổi.

250 Du lịch đường thủy Thành phố Hồ Chí Minh : Hiện trạng và đề xuất phát triển / Nguyễn Lâm Ngọc Vi, Dương Thanh Tùng // Du lịch Việt Nam .- 2021 .- Số 9 .- Tr. 55-57 .- 910

Trong nhiều năm qua, Thành phố Hồ Chí Minh đã quan tâm phát triển du lịch đường thủy với nổ lực rất lớn từ ngành du lịch thành phố. Dù vậy, loại hình này vẫn chưa đạt được hiệu quả như kỳ vọng do nhiều rào cản, thách thức. Để Du lịch đường thủy tại Thành phố Hồ Chí Minh phát triển xứng tầm với tiềm năng, cần thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ.