CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Du Lịch

  • Duyệt theo:
181 Sự tham gia của người dân địa phương trong phát triển du lịch nông thôn ở xã Thổ Sơn, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang / Nguyễn Trọng Nhân, Huỳnh Văn Đà // Nghiên cứu địa lý nhân văn .- 2022 .- Số 3 (38) .- Tr. 74-81 .- 910

Kết quả nghiên cứu cho thấy, sự tham gia của người dân còn hạn chế về số lượng, phần lớn người dân thiếu kiến thức và kỹ năng nên chất lượng phát triển du lịch nông thôn chưa cao…Để phát triển du lịch nông thôn xã Thổ Sơn cần giải quyết các vấn đề: đẩy mạnh phát triển du lịch nông thôn, nâng cao nhận thức của người dân về du lịch nông thôn, hỗ trợ vốn, tập huấn/ bồi dưỡng kỹ năng, kiến thức trong lĩnh vực du lịch, phát triển mạng lưới giao thông nông thôn, đảm bảo môi trường kinh doanh công bằng và lành mạnh, sẽ thu hút sự tham gia và nâng cao năng lực phát triển du lịch nông thôn của người dân.

182 Quan hệ dân tộc xuyên biên giới của người KHMER và người Chăm vùng biên giới miền Tây Nam Bộ Việt Nam - Campuchia / Vũ Đình Mười, Trương Văn Cường // Nghiên cứu địa lý nhân văn .- 2022 .- Số 3 (38) .- Tr. 74-81 .- 910

Từ góc độ nhân học/ dân tộc học, qua nghiên cứu trường hợp người Khmer và người Chăm, bài viết góp phần làm rõ thực trạng, tác động của hiện tượng này đến đời sống kinh tế - xã hội, an ninh chính trị vùng biên giới miền Tây Nam Bộ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, quan hệ dân tộc xuyên biên giới của hai tộc người này ngày càng gia tăng, có vai trò hết sức quan trọng đối với đời sống kinh tế của họ.

183 Du lịch Lào Cai mang đến những trải nghiệm khác biệt và đích thực / Nhâm Hiền // Nghiên cứu địa lý nhân văn .- 2022 .- Số 10 .- Tr. 6-7 .- 910

Những năm gần đây, Lào Cai từng bước trở thành trung tâm du lịch lớn nhất của vùng Tây Bắc, là một trong những trọng điểm của du lịch Việt Nam. Theo chiến lược phát triển du lịch tỉnh Lào Cai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Lào Cai phấn đấu trở thành điểm đến du lịch thiên nhiên, thể thao mạo hiểm “Xanh” và “thông minh” hàng đầu Việt Nam, gắn với bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số vùng núi, nơi du khách sẽ có được những trải nghiệm khác biệt và đích thực trên mỗi hành trình.

184 Chính sách và khung pháp lý cho phát triển dịch vụ đêm tại Việt Nam / Lê Quang Đăng, Trần Phương Mai // Du lịch Việt Nam .- 2022 .- Số 10 .- Tr. 12-14 .- 910

Kinh tế ban đêm và dịch vụ đêm phục vụ khách du lịch góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập và tận dụng tối đa các tài nguyên, nguồn lực để thu hút khách du lịch, tạo động lực mới cho sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và du lịch nói riêng. Tuy nhiên, các hoạt động về đêm cũng tiềm ẩn nhiều bất cập, khó khăn trong công tác quản lý, đặc biệt là nguy cơ gia tăng các tệ nạn xã hội. Chính vì vậy, cần nghiên cứu xây dựng chính sách, hoàn thiện khung phổ pháp lý để thúc đẩy kinh tế ban đêm và dịch vụ đêm phục vụ khách du lịch phù hợp với xu thế phát triển chung và đặt trong sự quản lý, kiểm soát có hiệu quả nhằm thúc đẩy hoạt động kinh tế này trong thời gian tới.

185 Một số thuật ngữ mới trong ngành du lịch / Lê Hải // Du lịch Việt Nam .- 2022 .- Số 10 .- Tr. 22-23 .- 910

Cùng với cách mạng công nghiệp 4.0, sự phát triển nhanh chóng của các nền tảng mạng xã họi và đặc biệt là sự lay lan của virus SARS-COV-2 đã dẫn đến nhiều thay đổi trong hoạt động du lịch. Ngành du lịch toàn cầu đã buộc phải thích ứng với những xu huowgs, nhu cầu du lịch mới, cũng như sáng tạo ra những cách thức tổ chức quảng bá, tiếp thị nhằm tận dụng thành quả của khoa học công nghệ…gắn với những thay đổi về xu hướng, nhu cầu du lịch mới là những thuật ngữ chuyên ngành mới.

186 Đồng tạo giá trị thương hiệu trong thời kỳ số hóa: Vai trò du khách / Phạm Hồng Long, Phạm Hương Trang // Du lịch Việt Nam .- 2022 .- Số 10 .- Tr. 25-27 .- 910

Du lịch là ngành kinh tế dịch vụ, dựa vào trải nghiệm và tương tác giữa du khách và nhà cung cấp dịch vụ, vì vậy vai trò đồng tạo giá trị của du khách đóng vai trò rất quan trọng thúc đẩy sự phát triển dịch vụ du lịch, nghiên cứu này tập trung phân tích vai trò của du khách và quá trình đồng tạo giá trị thương hiệu trong nền tảng truyền thông xã hội trong thời kì số hóa.

187 Chính sách phúc lợi nhằm cải thiện năng suất lao động trong lĩnh vực lưu trú du lịch / Đỗ Cẩm Thơ // Du lịch Việt Nam .- 2022 .- Số 10 .- Tr. 36-37 .- 910

Là ngành dịch vụ sử dụng nhiều lao động, chăm lo nguồn nhân lực luôn là một trong những yêu cầu quan trọng hàng đầu của ngành du lịch. Đối với cơ sở lưu trú du lịch ở Việt Nam, đặc biệt trong thời điểm phục hồi sau tác động của Đại dịch Covid-19, việc thu hút lại người lao động đồng thời đảm bảo cân bằng năng suất bằng hoặc hơn so với trước thời điểm dịch hiện là quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp.

188 Du lịch Kon Tum từng bước phục hồi và bứt phá / Nguyễn Doãn Tuấn // Du lịch Việt Nam .- 2022 .- Số 10 .- Tr. 44-45 .- 910

Kon Tum sở hữu nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên, văn hóa vô cùng đa dạng, đặc sắc cùng những điều kiện thuận lợi về kinh tế- xã hội…mặc dù chịu tác động bởi đại dịch Covid-19, song với những tiềm năng, lợi thế được khai thác hợp lý, du lịch Kon Tum có thể bức phá trở thành trung tâm du lịch của Tây Nguyên.

189 Phục hồi du lịch của Việt Nam trong bối cảnh mới / Hiền Nguyễn // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2022 .- Số 623 .- Tr. 25 - 27 .- 910

Diễn biến phức tạp, kéo dài của đại dịch Covid 19 đã ảnh hưởng trực tiếp, toàn diện đến các hoạt động kinh tế xã hội, trong đó du lịch là môt trong những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Từ đầu năm 2020, du lịch quốc tế đóng cửa, du lịch nội địa cũng khó triển khai, khiến toàn bộ chuỗi cung ứng dịch vụ cho hoạt động du lịch ngưng trệ. Tuy nhiên, với những kết quả tích cực trong phòng chống và kiểm soát dịch covid 19, các hành động thích ứng với trạng thái bình thường mới đã và đang được triển khai một cách mạnh mẽ ở Việt Nam nhằm khôi phục sản xuất, kinh doanh, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy kinh tế nhanh chóng hồi phục. Trước làn sóng mở cửa toàn cầu, thời điểm này chính là cơ hội đặc biệt để ngành đón đầu nhu cầu du lịch, từng bước phục hồi, phát triển một cách bền vững hơn.

190 Nhận diện định hướng phát triển du lịch sinh thái của Trung Quốc qua Quy hoạch phát triển du lịch sinh thái quốc gia (2016-2025) / Chử Bích Thu // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2022 .- Số 10 (254) .- Tr. 38-49 .- 910

Những điểm nổi bật trong Quy hoạch phát triển du lịch sinh thái quốc gia (2016-2025) của Trung Quốc. Đánh giá về Quy hoạch phát triển du lịch sinh thái quốc gia của Trung Quốc giai đoạn 2016-2025 và gợi mở cho Việt Nam trong hợp tác phát triển du lịch.