CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Du Lịch

  • Duyệt theo:
121 Đặc trưng du lịch Halal và một số gợi ý chính sách cho phát triển Du lịch Việt Nam / Nguyễn Danh Cường // Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông .- 2022 .- Số 11 (207) .- Tr. 47-52 .- 910

Phân tích, làm rõ một số đặc trưng cơ bản của loại hình du lịch Halal, từ đó có một số gợi ý trong chính sách phát triển du lịch ở Việt Nam hiện nay.

122 Du lịch Halal ở Iran / Trần Anh Đức // Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông .- 2022 .- Số 12 (208) .- Tr. 37-43 .- 910

Du lịch Halal đang trở thành xu hướng quan trọng của ngành du lịch trên toàn cầu. Nghiên cứu về hoạt động phát triển du lịch Halal tại Iran sẽ mang nhiều ý nghĩa thực tiễn, đặc biệt cho các doanh nghiệp Việt Nam đang có ý định xuất khẩu hàng hóa đạt tiêu chuẩn Halal sang thị trường này.

123 Đánh giá thái độ của thế hệ Z về địa vị xã hội của lao động trong lĩnh vực khách sạn Việt Nam / Phạm Thị Thu Phương, Phạm Trương Hoàng // Du lịch Việt Nam .- 2023 .- Số 3 .- Tr. 38-39 .- 910

Trình bày các khái niệm về thế hệ Z và địa vị xã hội; địa vị xã hội của lao động trong lĩnh vực khách sạn qua đánh giá của thế hệ Z; một số gợi ý cải thiện đánh giá của thế hệ Z.

124 Nắm bắt hành vi du lịch mới sau đại dịch / Trần Thị Thu Thảo // Du lịch Việt Nam .- 2022 .- Số 3 .- Tr. 44-45 .- 910

Trình bày nghiên cứu về một số xu hướng và hành vi du lịch mới: du lịch ngắn ngày theo các nhóm nhỏ và gia đình, du lịch theo xu hướng “work from anywhere” – làm việc từ mọi nơi, kết hợp du lịch nhóm nhỏ và WFA, một số khuyến nghị cho doanh nghiệp.

125 Ứng dụng Chat GPT với hoạt động du lịch / Đỗ Huyền Trang, Lê Đình Tiến // Du lịch Việt Nam .- 2023 .- Số 3 .- Tr. 60-61 .- 910

Trình bày về lợi ích, hạn chế của Chat GPT đối với hoạt động du lịch; đưa ra những thách thức và giải pháp cho ngành du lịch.

126 Quảng bá ẩm thực thông qua blog : một số đề xuất cho du lịch Hải Dương / Trần Thị Huyền Trang // Du lịch Việt Nam .- 2023 .- Số 3 .- Tr. 58-59 .- 910

Khuyến nghị đẩy mạnh quảng bá du lịch ẩm thực tại Hải Dương dưới góc độ tiếp cận nền tảng blog.

127 Ứng dụng mô hình Servqual trong nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của du khách với trải nghiệm ẩm thực / Lê Trang Nhung, Nguyễn Thị Hoa // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2023 .- Số 630 .- Tr. 34-35 .- 910

Bài báo này nhằm mục đích kiểm tra các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của du khách với trải nghiệm du lịch ẩm thực (food tour) tại thành phố Hải Phòng. Phân tích nhân tố EFA và phân tích hồi quy được sử dụng để khẳng định mối liên hệ này. Các yếu tố khác như Phương tiện hữu hình (cơ sở vật chất), Khả năng đáp ứng ( phục vụ nhanh chóng) và sự đồng cảm (quan tâm cho từng khách hàng) cũng có ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng, nhưng mức độ ảnh hưởng ít hơn so với Sự tin cậy bảo đảm.

128 Đánh giá sự hài lòng của khách du lịch về chất lượng dịch vụ tại khách sạn 5 sao trên địa bàn Hà Nội / Đỗ Công Nguyên // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2023 .- Số 630 .- Tr. 36-38 .- 910

Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích kiểm định tác động của chất lượng dịch vụ đến sự hài lòng của du khách du lịch tại các khách sạn 5 sao trên địa bàn Hà Nội.

129 Một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao vùng Đông Nam Bộ / Lưu Minh Huyên // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2023 .- Số 630 .- Tr. 39-41 .- 658

Nguồn nhân lực chất lượng cao đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội vùng Đông Nam Bộ nó riêng và Việt Nam nó chung. Tác giả đã thực hiện phân tích điểm mạnh và điểm yếu của bộ phận nhân lực vùng Đông Nam Bộ trong bối cảnh hội nhập hiện nay để từ đó đề xuất ra các nhóm giải pháp chủ yếu để gia tăng về số lượng và chất lượng đôi ngũ nhân lực chất lượng cao của vùng kinh tế năng động số một của cả nước.

130 Chính sách và khung pháp lý cho phát triển dịch vụ đêm tại Việt Nam / Lê Quang Đăng, Trần Phương Mai // Du lịch Việt Nam .- 2022 .- Số 10 .- Tr. 12-14 .- 910

Du lịch góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập và tận dụng tối đa các tài nguyên, nguồn lực để thu hút khách du lịch, tạo động lực mới cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên các hoạt động về đêm tiềm ẩn những bất cập khó khăn trong công tác quản lý, đặc biệt là nguy cơ gia tăng các tệ nạn xã hội. Vì vậy cần nghiên cứu chính sách, hoàn thiện khung khổ pháp lý để thúc đẩy kinh tế bán đêm và dịch vụ ban đêm, thúc đẩy kinh tế phát triển.