CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Du Lịch

  • Duyệt theo:
111 Các yếu tố quyết định đến thành công của một Hệ thống Quản lý điểm đến / Lê Thị Phương Anh // Du lịch .- 2023 .- Số 4 .- Tr. 54-55 .- 910

Tìm hiểu ý định tham gia và áp dụng công nghệ của các đơn vị, cơ quan, tổ chức; đề xuất một mô hình triển khai Hệ thống Quản lý điểm đến nhằm tăng cường phát triển du lịch tại Việt Nam ở cấp quốc gia.

112 Những yếu tố ảnh hưởng tới ý định lựa chọn điểm đến trong nước của du khách Việt Nam / Phạm Long Châu, Nguyễn Thị Hoàng Yến // Du lịch .- 2023 .- Số 4 .- Tr. 56-57 .- 910

Vai trò của truyền miệng điện tử (EWOM) và thái độ của du khách với điểm đến trong nước; Tăng cường EWOM nhằm truyền tải thông tin tới du khách thế hệ thiên niên kỷ; Gia tăng ý định đi du lịch trong nước thông quan thái độ đối với điểm đến.

113 Nâng cao văn hóa an toàn thực phẩm ở các nhà hàng / Mai Thị Phượng, Hoàng Sĩ Thính, Đặng Xuân Phi // Du lịch .- 2023 .- Số 4 .- Tr. 62-63 .- 910

Khảo sát 50 nhà hàng trên địa bàn huyện Gia Lâm với 150 phiếu điều tra, phỏng vấn để đánh giá về thực trạng an toàn thực phẩm của các nhà hàng.

114 Thúc đẩy phục hồi, phát triển du lịch Việt Nam bền vững trong giai đoạn mới / Trần Minh Phương // Tài chính - Kỳ 2 .- 2023 .- Số 799 (Kỳ 2 tháng 04) .- Tr. 48 - 50 .- 910

Bài viết trao đổi về thực trạng ngành du lịch Việt Nam trước và sau đại dịch Covid 19, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy phục hồi và phát triển du lịch Việt Nam bền vững trong giai đoạn tới.

115 Phát triển du lịch Thừa Thiên Huế trong liên kết Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung / Huỳnh Thị Hồng Hạnh // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2023 .- Số 238 .- Tr. 11-14 .- 910

Phát triển du lịch của một địa phương trong liên kết vùng, thực chất là đi sâu vào bản chất mang tính tổng hợp, liên ngành, liên vùng của ngành du lịch. Khai thác tốt điều này giúp bổ sung thêm sức mạnh, thúc đẩy du lịch phát triển sâu hơn, dài hơi hơn,có tính chiến lược và bền vững. Bài viết nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch Thừa Thiên Huế trong liên kết vùng kinh tế trọng điểm miền Trung hiện nay, chỉ ra những thành tựu, hạn chế và đề xuất một số giải pháp then chốt nhằm thúc đẩy phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế trong liên kết Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có hiệu quả hơn.

116 Ảnh hưởng của mô hình TOES đến ứng dụng Internet kết nối vạn vật (IoT) trong kinh doanh khách sạn / Nguyễn Quang Vĩnh // .- 2023 .- Số 238 .- Tr. 26-30 .- 647.94

Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá sự tác động của mô hình TOES đến việc ứng dụng IoT trong kinh doanh khách sạn. Phiếu khảo sát được gửi tới 325 nhà quan lý từ cấp cơ sở đến cấp cao tại các khách sạn từ 3-5 sao trên địa bàn Hà Nội. Thông qua phương pháp phân tích PLS-SEM, kết quả cho thấy cả 4 nhân tố thuộc mô hình TOES: môi trường công nghệ, môi trường tổ chức, môi trường biên ngoài và môi trường an ninh mạng đều có ảnh hưởng đến ứng dụng IoT tại các doanh nghiệp khách sạn. Các ứng dụng của kết quả nghiên cứu và hạn chế của nghiên cứu cũng được thảo luận ở phần kết luận của nghiên cứu này.

117 Quan hệ lợi ích trong khai thác di sản cho phát triển du lịch ở tỉnh Luông Pra Băng, nước CHDCND Lào / Somchay Yathotou // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2023 .- Số 236 .- Tr. 83-86 .- 910

Phân tích các nhóm quan hệ lợi ích trong khai thác di sản cho phát triển du lịch ở tỉnh Luông Pra Băng, Lào. Quan hệ lợi ích giữa doanh nghiệp với người dân trong khai thác di sản cho phát triển du lịch. Quan hệ giữa các địa phương trong khai thác di sản cho du lịch. Một số giải pháp.

118 Đánh giá chất lượng nguồn nhân lực quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu / Nguyễn Quang Vĩnh, Lục Mạnh Hiển // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2023 .- Số 236 .- Tr. 87-91 .- 910

Đánh giá chất lượng nguồn nhân lực quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thông qua đánh giá của các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh.

119 Kinh nghiệm quốc tế về khai thác di sản, phát triển du lịch cho CHDCND Lào / Somchay Yathotou // .- 2023 .- Số 797 .- Tr. 150-152 .- 910

Khai thác di sản là mọt hình thức đem lại giá cao phục vụ phát triển du lịch. Tuy nhiên xu hướng phát triển mới còn nhiều vấn đề cần bàn thảo về khai thác di sản cho phát triển du lịch. Từ việc khái quát thực trạng khai thác di sản du lịch của các nước Đông Nam Á, bài viết đưa ra một số bài học kinh nghiệm cho CHDCND Lào.

120 Phát triển liên kết du lịch cộng đồng bền vững tại các tỉnh Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang / Nguyễn Sơn Lam // .- 2023 .- Số 797 .- Tr. 175-177 .- 910

Tại Việt Nam du lịch cộng đồng đã đem lại nhiều lợi ích về mặt kinh tế - xã hội cho cộng đồng dân cư địa phương. Mặt khác sau dịch Covid-19, xuất hiện nhiều thách thức mà ngành du lịch nước ta, các doanh nghiệp du lịch, các điểm đến cần có trách nhiệm giảm thiểu các tác động tiêu cực và tăng cường các tác động tích cực. Vì thế việc phát triển du lịch cộng đồng bền vững, có giải pháp liên kết du lịch cộng đồng bền vững, có giải pháp liên kết du lịch cộng đồng đúng đắn là hết sức quan trọng.