CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Du Lịch
1071 Phát triển du lịch Việt Nam 2001 – 2010 và định hướng đến 2020, tầm nhìn 2030 / PGS. TS. Phạm Trung Lương., TS. Nguyễn Khánh Doanh // Ngân hàng .- 2011 .- Số 3/2011 .- Tr. 22-24 .- 910
Trình bày định hướng phát triển du lịch Việt Nam 2001 – 2010 và định hướng đến 2020, tầm nhìn 2030.
1072 Định vị và xây dựng sản phẩm du lịch Quảng Bình / PGS. TS. Phạm Hồng Chương // Kinh tế & phát triển .- 2011 .- Số 164/2011 .- Tr. 54-58 .- 910
Mặc dù có một hệ thống tài nguyên du lịch hấp dẫn, lượng khách du lịch đến Quảng Bình (đặc biệt là khách du lịch quốc tế) còn quá nhỏ bé so với tiềm năng của tỉnh cũng như các địa phương lân cận. Chính vì vậy cần phải định vị một cách chính xác sản phẩm du lịch Quảng Bình nhằm phát huy những tiềm năng sẵn có. Bài viết trình bày những lợi thế cơ bản của sản phẩm du lịch Quảng Bình, định vị sản phẩm du lịch Quảng Bình trên thị trường. Xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng của du lịch Quảng Bình theo hướng bền vững.
1073 Quản lý và bảo vệ môi trường trong khách sạn / Hoàng Ngọc Quỳnh // Du lịch Việt Nam .- 2010 .- Số 12 năm 2010 .- Tr. 52-53 .- 910
Quản lý và bảo vệ môi trường trong khách sạn tức là quản lý và sử dụng hiệu quả một cách tối ưu các tài nguyên như năng lượng, nước và giảm thiểu các chất thải rắn, lỏng, khí gây tác động tiêu cực tới môi trường. Ngoài ra, việc xây dựng biện pháp quản lý và bảo vệ môi trường không chỉ giúp khách sạn giảm chi phí vận hành mà còn nâng cao chất lượng môi trường và chất lượng dịch vụ của khách sạn.
1074 Asean kinh nghiệm phát triển du lịch / ThS. Nguyễn Quốc Nghi // Du lịch Việt Nam .- 2010 .- Số 12/2010 .- .- 910
Đề cập kinh nghiệm của một số nước trong khu vực Asean về phát triển du lịch như:
1075 Giáo dục môi trường cho du lịch sinh thái / ThS. Nguyễn Quyết Thắng // Du lịch Việt Nam .- 2010 .- Số 12/2010 .- Tr. 30-32. .- 910
Du lịch sinh thái và công tác bảo vệ môi trường, công tác giáo dục môi trường cho du lịch sinh thái trên thế giới. Kinh nghiệm đối với Việt
1076 Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch bền vững ở thành phố Đà Nẵng / Trần Thị Hồng Lan // Phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng, số 11+12/2010 .- 2010 .- Tr 14-21 .- 910
Đánh giá thực trạng phát triển du lịch ở thành phố Đà Nẵng trên quan điểm phát triển du lịch bền vững. Giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Đà Nẵng: giải pháp về phía cơ quan quản lý Nhà nước, giải pháp đối với doanh nghiệp du lịch, giải pháp đối với cộng đồng dân cư địa phương, giải pháp đối với du khách.
1077 Thực trạng và định hướng phát triển ngành du lịch Việt Nam sau giai đoạn suy thoái kinh tế / TS. Lê Anh Tuấn, ThS. Phạm Mạnh Cường // Nghiên cứu kinh tế, Số 389/2010 .- 2010 .- Tr. 3-9 .- 910
Khái quát tình hình du lịch thế giới thời gian gần đây, đặc điểm tình hình du lịch Việt
1078 Đào tạo nghề hướng dẫn du lịch / ThS. Dương Thị Thu Hà // Du lịch Việt Nam, Số 6/2010 .- 2010 .- Tr. 15 .- 910
Trình bày và phân tích bốn kỹ năng mà một hướng dẫn viên du lịch cần phải có: Lãnh đạo, tổ chức, điều hành tour; thuyết minh tuyến điểm du lịch; thanh quyết toán chi phí trong chương trình du lịch; tổ chức vui chơi, giải trí cho đoàn.
1079 Ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp du lịch / ThS. Ma Quỳnh Hương // Du lịch Việt Nam, Số 6/2010 .- 2010 .- Tr. 47, 55 .- 910
Trình bày những lợi ích của việc ứng dụng thương mại điện tử trong các doanh nghiệp du lịch; Quá trình ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp du lịch: lựa chọn mô hình kinh doanh cho doanh nghiệp du lịch, xây dựng trang website cho doanh nghiệp du lịch, marketing và tìm kiếm khách hàng qua mạng, quy trình đặt chương trình du lịch trực tuyến. Vài nhận định về tình hình ứng dụng thương mại điện tử trong các doanh nghiệp du lịch.
1080 Phát triển du lịch văn hóa khu vực Miền Trung / ThS. Trần Tự Lực // Du lịch Việt Nam, Số 8/2010 .- 2010 .- Tr. 15-17 .- 910
Tiềm năng và lợi thế phát triển du lịch văn hóa khu vực miền Trung. Một số giải pháp nhằm khai thác tiềm năng văn hóa trong phát triển du lịch khu vực miền Trung như: định hướng phát triển sản phẩm văn hóa tại các địa phương trong khu vực, đa dạng hóa sản phẩm du lịch văn hóa trong khu vực, quản lý và bảo tồn tài nguyên lịch sử văn hóa, xây dựng mô hình "làng du lịch văn hóa", kết hợp giữa du lịch văn hóa với các loại hình du lịch khác trong khu vực….