CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Du Lịch

  • Duyệt theo:
1031 Nâng cao chất lượng điểm đến / Trần Dũng Hải // Du lịch Việt Nam .- 2013 .- Số 4/2013 .- Tr. 46-47. .- 910

Trình bày vị thế của điểm đến trong hoạt động du lịch, chất lượng điểm đến. Giải pháp nâng cao chất lượng điểm đến của du lịch Việt Nam.

1032 Nâng cao chất lượng nhân lực du lịch / Trần Thị Kim Anh // Du lịch Việt Nam .- 2013 .- Số 4/2013 .- Tr. 54-55. .- 910

Trình bày thực trạng nguồn nhân lực du lịch Việt Nam; về mặt số lượng, về chất lượng. Một số đề xuất: đối với ngành du lịch, đối với doanh nghiệp du lịch, đối với hệ thống cơ sở đào tạo du lịch.

1033 Du lịch Đà Nẵng – Những lợi thế cạnh tranh / ThS. Nguyễn Lê Giang Thiên // Du lịch Việt Nam .- 2013 .- Số 4/2013 .- Tr. 58, 60. .- 910

Các chương trình du lịch đến miền Trung thường được doanh nghiệp lữ hành thiết kế để thời gian cho khách lưu trú ở Hội An (Quảng Nam) hoặc ở Huế nhiều ngày hơn ở Đà Nẵng. Điều này khiến cho Đà Nẵng gặp khó khăn hơn trong việc tìm cách giữ khách lưu lại thành phố. Bài viết tìm hiểu nhân tố quyết định tính cạnh tranh của Du lịch Đà Nẵng so với các điểm đến lân cận.

1034 Sự tiếp biến văn hóa Ấn Độ của các quốc gia Đông Nam Á / Lê Thị Thúy Liễu // Thông tin Khoa học Trường Đại học Cửu Long .- 2013 .- Số 3/2013 .- Tr. 133-139. .- 910

Sự tiếp nhận văn hóa Ấn Độ của cư dân Đông Nam Á diễn ra sâu sắc và sáng tạo. Cư dân Đông Nam Á đã tiếp nhận văn hóa Ấn Độ trên cơ tầng văn hóa bản địa. Đồng thời, họ đã biến đổi các yếu tố “ngoại sinh” để làm giàu hơn nền văn hóa của mình (hay gọi là quá trình “nội sinh hóa” yếu tố “ngoại sinh”). Bài viết trình bày quan niệm về nền văn hóa bản địa Đông Nam Á, các con đường ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ ở khu vực Đông Nam Á, một vài đặc điểm về sự tiếp biến văn hóa Ấn Độ của văn hóa Đông Nam Á, sự tiếp biến văn hóa Ấn Độ của văn hóa Đông Nam Á trên một số lĩnh vực…

1035 Tuyên truyền quảng bá trong du lịch / Phan Thị Thái Hà // Du lịch Việt Nam .- 2013 .- Số 3/2013 .- Tr. 32-33. .- 910

Trong những năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam không ngừng gia tăng, lượng khách nội địa ngày càng nhiều. Năm 2012, Việt Nam lần đầu tiên đón 6,8 triệu lượt khách quốc tế, nhưng vẫn thua kém nhiều so với các nước trong khu vực. Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự thua kém đó là do công tác tuyên truyền quảng bá thiếu tính chuyên nghiệp, thiếu sự đầu tư bài bản, tập trung và đồng bộ từ các cấp, đặc biệt là ở nhiều địa phương. Bài báo trình bày về hoạt động tuyên truyền quảng bá và giải pháp thúc đẩy công tác tuyên truyền quảng bá đối với các trung tâm xúc tiến du lịch.

1036 Cấu trúc và giải pháp phát triển thương hiệu du lịch Việt Nam / TS. Đỗ Cẩm Thơ // Du lịch Việt Nam .- 2013 .- Số 3/2013 .- Tr. 34-36. .- 910

Thương hiệu là toàn bộ nhận thức, sự ghi nhớ, hiểu biết và cảm xúc của khách đối với chủ thể. Xây dựng thương hiệu du lịch là cả một quá trình hoạch định và thực hiện các biện pháp khác nhau cuối cùng nhằm tạo dựng nhận thức tích cực trong thị trường khách. Đối với xây dựng và phát triển thương hiệu Du lịch Việt Nam, chủ thể ở đây là thương hiệu du lịch quốc gia thì cần phải có chiến lược phát triển tổng thể, toàn diện và mang tính hệ thống. Bài báo trình bày phương pháp xác lập cấu trúc thương hiệu du lịch quốc gia Việt Nam và giải pháp phát triển thương hiệu Du lịch Việt Nam.

1037 Đổi mới căn bản và toàn diện công tác đào tạo / TS. Nguyễn Văn Lưu // Du lịch Việt Nam .- 2013 .- Số 3/2013 .- Tr. 44-45. .- 910

Đào tạo văn hóa, thể thao và du lịch của Việt Nam vẫn còn bộc lộ những hạn chế, thiếu sót và yếu kém. Chất lượng đào tạo còn thấp so với yêu cầu và so với quốc tế. Bài viết giới thiệu các giải pháp để cải cách, đổi mới công tác đào tạo ngành văn hóa, thế thao và du lịch hiện nay tại Việt Nam.

1038 Chất lượng điểm đến: nghiên cứu so sánh giữa hai thành phố du lịch biển Việt Nam / Nguyễn Văn Mạnh, Lê Chí Công // Phát triển kinh tế .- 2013 .- Số 269/2013 .- Tr. 2-9. .- 910

Đánh giá chất lượng du lịch biển tại Việt Nam (lấy điển hình hai thành phố biển miền Trung) để có những so sánh, đánh giá của du khách về chất lượng dịch vụ du lịch biển. Từ đó cung cấp những thông tin hữu ích cho các nhà quản lý kinh doanh trong ngành du lịch cải tiến chất lượng dịch vụ điểm đến nhằm tăng sự thõa mãn, xây dựng lòng trung thành của du khách đối với du lịch biển Việt Nam cũng như tăng năng lực cạnh tranh tại các điểm đến đáp ứng nhu cầu về mặt thực tiễn của sự phát triển ngành du lịch Việt Nam trong thời gian tới.

1039 Đánh giá sức tải trong hoạt động du lịch – sự cần thiết cho quy hoạch và quản lí phát triển du lịch biển / ThS. Nguyễn Văn Hoàng // Khoa học Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh .- 2012 .- Số 38 (72)/2012 .- Tr. 76-83. .- 910

Trong những năm gần đây, số lượng các khu nghĩ dưỡng và số lượng du khách không ngừng gia tăng tại các vùng ven biển ở nước ta. Sự gia tăng này kéo theo nhiều tác động tiêu cực đến môi trường, kinh tế - xã hội. Vì vậy cần phải có phương pháp đánh giá sức tải trong hoạt động du lịch, giúp các nhà quy hoạch và quản lí du lịch có thể xác định được khả năng tải phù hợp của các khu du lịch biển nhằm hạn chế những tác động tiêu cực mà hoạt động du lịch mang lại.

1040 Bàn về bản chất của du lịch có trách nhiệm / TS. Đỗ Cẩm Thơ // Du lịch Việt Nam .- 2012 .- Số 12/2012 .- Tr. 16-17. .- 910

Trình bày vai trò của từng đối tác trong hoạt động du lịch có trách nhiệm; Những hình thức thúc đẩy phát triển du lịch có trách nhiệm trên thế giới như: chính sách, chiến lược, kế hoạch; cam kết, hội thảo, hội nghị về du lịch trách nhiệm; các tổ chức, hiệp hội, diễn đàn du lịch trách nhiệm; tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, quy định, giám sát về phát triển du lịch trách nhiệm; các giải thưởng khuyến khích, tôn vinh điển hình du lịch trách nhiệm; các sự kiện du lịch trách nhiệm.