CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Khoa học Xã Hội & Nhân Văn

  • Duyệt theo:
4141 Chi phí, lợi ích đầu tư cho giáo dục đại học Việt Nam và lộ trình cải cách học phí theo nhóm nghành / PGS. TS. Phùng Xuân Nhạ, TS. Phạm Xuân Hoan // Phát triển kinh tế .- 2012 .- Số 264/2012 .- Tr. 16-24. .- 370

Bài viết giải thích nguyên nhân của hiện tượng đầu tư cho giáo dục của Việt Nam không tuân theo quy luật lợi ích cận biên giảm dần, cụ thể là giải thích nguyên nhân tỉ lệ thu hồi vốn đầu tư cho giáo dục Việt Nam không cao như lí thuyết đã chỉ ra ứng với mức độ đầu tư thấp. Mặt khác, bài viết cũng đánh giá mức độ hợp lí của học phí hiện hành và gợi ý lộ trình tăng học phí phù hợp cho một số nhóm ngành học.

4142 Nhân tố văn hóa Trung Quốc trong Nguyên Thị Vật Ngữ (truyện Genji) và ý nghĩa văn học của nó / TS. Phan Thu Vân // Khoa học Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh .- 2012 .- Số 38 (72)/2012 .- Tr. 41-52. .- 895

Bài viết thông qua việc nghiên cứu những nhân tố văn hóa Trung Quốc trong Nguyên thị Vật ngữ để tìm hiểu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc đối với tác phẩm hàng đầu văn học Nhật Bản, đồng thời để có cái nhìn toàn diện hơn về sự tương đồng và khác biệt trong ý thức văn hóa cũng như thực tiễn sáng tác văn học của hai dân tộc.

4143 Đánh giá sức tải trọng trong hoạt động du lịch – Sự cần thiết cho quy hoạch và quản lí phát triển du lịch biển / Nguyễn Văn Hoàng // Khoa học Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh .- 2012 .- Số 38 (72)/2012 .- Tr. 76-83. .- 910

Trong những năm gần đây, số lượng các khu nghĩ dưỡng và số lượng du khách không ngừng gia tăng tại các vùng ven biển nước ta. Sự gia tăng này kéo theo nhiều tác động tiêu cực đến môi trường, kinh tế -xã hội. Vì vậy cần phải có phương pháp đánh giá sức tải trong hoạt động du lịch, giúp các nhà quy hoạch và quản lí du lịch có thể xác định khả năng tải phù hợp của các khu du lịch biển nhằm hạn chế những tác động tiêu cực mà hoạt động du lịch mang lại.

4144 Giáo dục “Vì sự phát triển bền vững” – nội dung quan trọng trong triết lí giáo dục Việt Nam thời kì hội nhập / PGS. TS. Phạm Xuân Hậu, ThS. Phạm Thị Thu Thùy // Khoa học Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh .- 2012 .- Số 39 (73)/2012 .- Tr. 43-49. .- 370

Giáo dục vì sự phát triển bền vững “mở ra cho tất cả mọi người cơ hội giáo dục, cho phép họ tiếp thu được các tri thức và các giá trị cũng như học được các phương thức, hành động và phong cách sống cần thiết cho một tương lai đáng sống và sự thay đổi xã hội một cách tích cực”. Vì vậy, giáo dục vì sự phát triển bền vững cần được coi là một triết lí giáo dục nhằm giúp con người hiểu nhau, biết chia sẻ những lợi ích chung và cùng nhau nêu cao vai trò vì sự phát triển bền vững chung trong tương lai.

4145 Xây dựng đề cương chi tiết học phần giúp sinh viên chủ động học tập / PGS. TS. Lê Văn Trưởng // Khoa học Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh .- 2012 .- Số 39 (73)/2012 .- Tr. 93-99. .- 370

Trình bày khái niệm, cơ sở (lí thuyết và thực tiễn), mục tiêu, ý nghĩa, nguyên tắc, các bước xây dựng, thẩm định, quản lí và sử dụng đề cương chi tiết học phần nhằm giúp sinh viên chủ động trong học tập. Đồng thời, giới thiệu mẫu đề cương chi tiết học phần đã được sử dụng chính thức tại Trường Đại học Hồng Đức từ năm 2008 đến nay. Kết quả thực tế đã khẳng định rằng đề cương chi tiết học phần này đã góp phần thực hiện mục tiêu kép là đổi mới phương pháp dạy học, giúp sinh viên chủ động tự học và nâng cao chất lượng đào tạo.

4146 Thi trắc nghiệm trong đánh giá, kiểm tra kết quả logic học – góc nhìn từ thực tiễn Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh / ThS. Phạm Thị Minh Hải // Khoa học Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh .- 2012 .- Số 39 (73)/2012 .- Tr. 100-107. .- 370

Trình bày những ưu điểm và hạn chế của hình thức thi trắc nghiệm, xuất phát từ thực tiễn kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Logic học của sinh viên Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, đồng thời trên cơ sở những hạn chế đó, đưa ra một số giải pháp thực tiễn mang tính khắc phục để góp phần phát huy hiệu quả hình thức thi trắc nghiệm trong thực tiễn giảng dạy và học tập môn Logic học.

4147 Một số đề xuất góp phần đổi mới giáo dục Việt Nam / ThS. Hồ Sỹ Anh // Khoa học Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh .- 2012 .- Số 39 (73)/2012 .- Tr. 152-160. .- 370

Hàng chục năm qua, giáo dục và đào tạo nước ta đã có sự phát triển vượt bậc về quy mô, mạng lưới, loại hình trường, lớp, đáp ứng yêu cầu cơ bản việc học tập của nhân dân. Bên cạnh những thành tựu đáng tự hào, giáo dục phổ thông nước ta vẫn còn những vấn đề cần khắc phục. Bài viết đề cập một số vấn đề ảnh hưởng đến sự phát triển của giáo dục và đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam.

4148 Phép thuật, tướng số, bói toán, phong thủy – Niềm tin tâm linh trong Văn học Trung đại / PGS. TS. Lê Thu Yến, ThS. Đàm Anh Thư // Khoa học Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh .- 2012 .- Số 38 (72)/2012 .- Tr. 12-23. .- 895

Bài viết giới thiệu một số yếu tố tâm linh như phép thuật, tướng số, bói toán, phong thủy …Những yếu tố này tồn tại trong văn học trung đại như một niềm tin tuyệt đối về mặt tâm linh. Và đứng ở góc độ văn hóa, bài viết nhận xét đánh giá về sự hiểu biết cũng như trình độ tư duy của con người được phản ánh trong văn học thời kì đó.

4149 Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong một số tiểu thuyết Sơn Nam / ThS. Trần Thị Hạnh // Khoa học Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh .- 2012 .- Số 38 (72)/2012 .- Tr. 24-29, 40. .- 895

Một trong những thành công của Sơn Nam là khắc họa tâm lí, tính cách nhân vật, điều đó không chỉ làm cho nội dung tác phẩm hoàn hảo mà còn thể hiện cái nhìn, tâm tư tình cảm của tác giả. Bằng nhiều cách thể hiện, nhiều điểm nhìn, Sơn Nam đã tạo cho các nhân vật của mình sự sống động, chân thật, giản dị và mang đậm chất “văn minh miệt vườn”, đồng thời thể hiện tài năng văn học của người con vùng đất Nam Bộ.

4150 Dạng kết cấu trần thuật trùng phức các mạch truyện trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu (Qua khảo sát “Mảnh trăng cuối rừng”, “Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành”, “Phiên chợ Giát”) / Đoàn Thị Huệ // Khoa học Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh .- 2012 .- Số 38 (72)/2012 .- Tr. 30-40. .- 895

Truyện ngắn Nguyễn Minh Châu trước và sau 1975 luôn nhận được sự quan tâm của đông đảo bạn đọc và giới thiệu nghiên cứu phê bình văn học. Trong bài viết này, tác giả đi sâu tìm hiểu về sự trùng phức mạch truyện (thể hiện ở vai trần thuật và điểm nhìn trần thuật), trùng phức cả trong thời gian và giọng điệu trần thuật trong các truyện ngắn “Mảnh trăng cuối rừng”, “Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành”, “Phiên chợ Giát” nhằm góp phần làm rõ hơn cái hay, cái đặc sắc trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu.