CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Khoa học Xã Hội & Nhân Văn
3911 Xây dựng cộng đồng chính trị - an ninh ASEAN: Những khó khăn ở phía trước / PGS. TS. Nguyễn Thu Mỹ // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2015 .- Số 4 (181)/2015 .- Tr. 18-24 .- 327
Phân tích những khó khăn trong quá trình tiếp tục thực hiện Kế hoạch tổng thể về APSC. Một số giải pháp đề xuất để vượt qua những khó khăn đó.
3912 Xây dựng bản sắc ASEAN: Quá trình và những kết quả bước đầu / TS. Trần Xuân Hiệp // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2015 .- Số 4 (181)/2015 .- Tr. 25-32 .- 327
Hiện nay ASEAN đang nỗ lực hiện thực hóa mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015. Để xây dựng thành công và giữ vững cộng đồng trong một thế giới đang toàn cầu hóa ngày càng mạnh mẽ, thì việc xây dựng một bản sắc văn hóa khu vực là cực kỳ cần thiết. Bản sắc văn hóa ASEAN là căn cước để Hiệp hội này hiện diện trong một cộng đồng quốc tế với tư cách là một tổ chức độc lập, phân biệt nó với vô số các tổ chức hợp tác quốc tế thế giới hiện nay.
3913 Hợp tác, liên kết ASEAN từ sau chiến tranh lạnh: Thực trạng và triển vọng / PGS. TS. Nguyễn Thị Quế, ThS. Hoàng Thị Hường // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2015 .- Số 4 (181)/2015 .- Tr. 33-39 .- 327
Trình bày thực trạng và triển vọng hợp tác, liên kết ASEAN trên các lĩnh vực chính trị - an ninh, kinh tế, văn hóa xã hội và hợp tác chuyên ngành, với bên ngoài.
3914 Nâng cao hiệu quả khai thác các yếu tố văn hóa đối với hoạt động ngoại giao của Việt Nam trong bối cảnh hiện thực hóa cộng đồng ASEAN vào cuối năm 2015 / PGS. TS. Phan Thị Hồng Xuân, ThS. Trần Thị Thúy Kiều // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2015 .- Số 4 (181)/2015 .- Tr. 40-45 .- 327
Chia sẻ một số ý kiến của các tác giả nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của việc khai thác các yếu tố văn hóa trong hoạt động ngoại giao của Việt Nam.
3915 Tình hình đào tạo và kiến nghị giải pháp nâng cao năng lực đào tạo về môi trường cho các trường đại học về công nghệ và kỹ thuật môi trường / GS. TS. Trần Hiếu Nhuệ, TS. Trần Thị Hiền Hoa // Xây dựng .- 2015 .- Số 04/2015 .- Tr. 103-105 .- 370
Đề cập đến những khó khăn cũng như bất cập trong công tác đào tạo ngành công nghệ và kỹ thuật môi trường mà các cơ sở đào tạo đang phải đối mặt. Từ đó, một số giải pháp nhằm khắc phục các bất cập trong công tác giáo dục, đào tạo cán bộ môi trường ở các trường đại học và Viện nghiên cứu được đề xuất.
3916 Thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt Nam – Myanmar trong bối cảnh mới / PGS. TSKH. Trần Khánh // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2015 .- Số 2 (179)/2015 .- Tr. 3-12 .- 327
Cơ sở và lợi ích chiến lược của thúc đẩy hợp tác Việt Nam – Myanmar trong bối cảnh mới. Những chuyển biến tích cực và vấn đề đặt ra trong việc tìm giải pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt Nam – Myanmar.
3917 Cạnh tranh chiến lược giữa Trung Quốc và Mỹ ở Myanmar trong thập niên thứ hai của thế kỷ XXI / TS. Lê Văn Mỹ, ThS. Trần Hải Yến // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2015 .- Số 2 (179)/2015 .- Tr. 13-21 .- 327
Myanmar đã và đang trở thành địa bàn cạnh tranh ảnh hưởng của các cường quốc, trong đó phải kể đến Trung Quốc và Mỹ. Bài viết trình bày vấn đề Myanmar với lợi ích chiến lược của Trung Quốc và Mỹ. Cạnh tranh ảnh hưởng giữa Trung Quốc và Mỹ ở Myanmar giai đoạn 2011 đến nay.
3918 Sự chuyển biến trong thương mại biển Ấn Độ trước và sau khi Bồ Đào Nha xâm nhập (cuối thế kỷ XV – đầu thế kỷ XVI) / PGS. TS. Đặng Văn Chương, ThS. Nguyễn Thị Vĩnh Linh // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2015 .- Số 2 (179)/2015 .- Tr. 22-27 .- 327
Phân tích sự chuyển biến của hoạt động thương mại biển tại Ấn Độ trước và sau khi có sự tác động của thương nhân Bồ Đào Nha. Thông qua đó làm nổi bật sự thay đổi quan hệ thương mại giữa Bồ Đào Nha và Ấn Độ trong thời khắc chuyển giao lịch sử này.
3919 Hợp tác ASEAN – Hàn Quốc trong giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống / Trần Thị Hà // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2015 .- Số 2 (179)/2015 .- Tr. 67-72 .- 327.09 048
Phân tích sự nổi lên của các vấn đề an ninh phi truyền thống ở Đông Á. Hợp tác ASEAN – Hàn Quốc giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống.
3920 Chiến lược của Trung Quốc trong việc từng bước thôn tính Biển Đông / TS. Đinh Tiến Hiếu // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2015 .- Số 3 (169)/2015 .- Tr. 3-10 .- 327
Biển Đông nằm ở vị trí giao lưu giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, nằm trên tuyến đường hàng hải quan trọng nối liền Châu Âu – Châu Á – Viễn Đông – Châu Mỹ. Khu vực này, giữ một vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế, cũng như chiến lược của Trung Quốc. Quá trình bành trướng ra biển của Trung Quốc gắn liền với quá trình tranh chấp ở Biển Đông trong những năm gần đây. Mục tiêu cuối cùng được xác định là kiểm soát toàn bộ Biển Đông, xây dựng vành đai kinh tế Biển Nam Trung Hoa, bao gồm vùng biển và duyên hải phía Nam Trung Quốc.