CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Khoa học Xã Hội & Nhân Văn
3931 Đặc điểm của thành phần rào đón ở hành vi hỏi trực tiếp trong tiếng Anh / Trần Thị Phương Thu // Ngôn ngữ & Đời sống .- 2015 .- Số 2 .- Tr. 32 – 39 .- 400
Nêu lên những đặc điểm, chức năng của thành phần rào đón (TPRĐ) trong hành vi hỏi trực tiếp tiếng Anh: Tăng tính lịch sự, tế nhị, giảm thiểu mức độ áp đặt với người nghe; Đề cao người cùng đối thoại; Bày tỏ sự không chắc chắn về thông tin cần hỏi và sự chủ quan hóa của người hỏi; Ngăn chặn những phản ứng tiêu cực ở người nghe khi tiếp nhận câu hỏi.
3932 Ý nghĩa và cách dùng cặp động từ đồng nghĩa omou/ kangaeru trong tiếng Nhật / Trương Thị Mai // Ngôn ngữ & Đời sống .- 2015 .- Số 2 .- Tr. 54 – 60 .- 400
Khảo sát và phân tích để chỉ ra một cách cụ thể những điểm giống và khác nhau trong ngữ nghĩa, ngữ dụng của “omou” và “kangaeru” trong hành chức.
3933 Vận dụng lí thuyết thị đắc tiếng mẹ đẻ vào giảng dạy tiếng Anh cho trẻ em / Huỳnh Thị Bích Vân // Ngôn ngữ & Đời sống .- 2015 .- Số 2 .- Tr. 61 - 66 .- 400
Học tiếng Anh là một điều rất khó khăn đối với nhiều người, tuy nhiên có vẻ như dễ dàng hơn nhiều cho học viên trẻ. Trẻ em sở hữu năng lực ngôn ngữ tuyệt vời. Hầu hết trẻ em có thể nói được ngôn ngữ đầu tiên của họ tại thành thạo 4-5 tuổi mà không có bất kỳ học tập chính thức. Bởi vì họ có được ngôn ngữ một cách tự nhiên, không học. Bằng cách nào họ có được nó. Bài viết này sẽ giới thiệu một số phương pháp và kỹ thuật.
3934 Đổi mới các mô hình đào tạo nghề và chương trình mục tiêu quốc gia về dạy nghề theo hướng phát triển thị trường dịch vụ công / TS. Nguyễn Quốc Việt, Nguyễn Minh Thảo // Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông .- 2014 .- Số 10 (110)/2014 .- Tr. 46-54 .- 370
Giới thiệu về dịch vụ công và đổi mới quan điểm về cung cấp dịch cụ công. Thể chế thị trường dịch vụ công trong lĩnh vực đào tạo nghề. Nhu cầu đổi mới mô hình đào tạo nghề và chương trình mục tiêu quốc gia về dạy nghề ở Việt Nam. Một số giải pháp đổi mới theo hướng phát triển thị trường dịch vụ đào tạo.
3935 Ảnh hưởng của Nho giáo tới gia đình Hàn Quốc hiện đại / TS. Lý Xuân Chung // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2014 .- Số 12 (166)/2014 .- Tr. 51-58 .- 306
Cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra mạnh mẽ suốt mấy chục năm cuối thế kỷ XX, hệ thống gia đình ở Hàn Quốc đã có những chuyển biến về mặt căn bản, từ mô hình gia đình lớn chuyển sang gia đình nhỏ, đời sống văn hóa vật chất và tình thần cũng biến đổi theo cuộc sống đô thị văn minh, hiện đại. Nhưng, đời sống tinh thần không biến đổi hoàn toàn mà vẫn chịu ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo nằm trong tầng sâu ý thức của con người Hàn Quốc. Sự ảnh hưởng đó diễn ra theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực. Bài viết sẽ phân tích cả hai hướng trên nhằm nhận diện đúng đắn gia đình Hàn Quốc thời hiện đại.
3936 Thực trạng gia đình Nhật Bản từ năm 1999 đến nay / Nguyễn Hồng Vân // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2014 .- Số 12 (166)/2014 .- Tr. 41-50 .- 306
Từ thập kỷ 90 của thế kỷ XX đến nay, gia đình Nhật Bản tiếp tục có nhiều biến đổi trước tác động của các yếu tố bên trong và bên ngoài. Sự biến đổi này liên quan tới các vấn đề chủ yếu của gia đình đó là sự chuyển đổi từ gia đình lớn sang gia đình nhỏ, các mối quan hệ trong gia đình và qua đó có thể nhận rõ thực trạng gia đình Nhật Bản.
3937 Nhận diện giới hạn sức mạnh mềm văn hóa Trung Quốc thông qua phản ứng dư luận tại một số nước Đông Á trong những năm gần đây / TS. Nguyễn Thị Thu Phương // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2014 .- Số 11 (165)/2014 .- Tr. 3-11 .- 306
Trong những năm gần đây, sức mạnh mềm văn hóa Trung Quốc đang phải đối mặt với sự hoài nghi, thậm chí phản ứng dữ dội của các quốc gia Đông Á. Do đó, để đi đến một số đánh giá chi tiết hơn về các giới hạn của sức mạnh mềm văn hóa Trung Quốc, bài viết sẽ tiến hành xem xét và phân tích mức độ phản ứng của các nước Đông Á thông qua các số liệu điều tra của các tổ chức quốc tế trong những năm gần đây, đặc biệt là tại các thời điểm Trung Quốc áp dụng cách hành xử cứng rắn đối với các quốc gia láng giềng thuộc khu vực Đông Á.
3938 Quá trình hiện đại hóa sân khấu đại chúng Nhật Bản thời Minh Trị / ThS. Nguyễn Dương Đỗ Quyên // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2014 .- Số 11 (165)/2014 .- Tr. 60-65 .- 306
Nghiên cứu quá trình hiện đại hóa sân khấu đại chúng Nhật Bản thời Minh Trị theo logic của phong trào cách tân sân khấu truyền thống. Làm rõ việc đáp ứng nhu cầu bảo tồn nét đặc sắc của truyền thống trong xu thế hình thành nền sân khấu mới mang phong cách phương Tây. Kịch Kabuki, Tân kịch và Nghệ thuật diễn xướng kể chuyện – tấu nói (Rakugo) sẽ được chú ý phân tích với tư cách trường hợp điển hình của những vấn đề kể trên.
3939 Về tín ngưỡng dân gian Nhật Bản / ThS. Lưu Thị Thu Thủy // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2014 .- Số 11 (165)/2014 .- Tr. 66-73 .- 306
Giới thiệu về các loại hình, đặc trưng tín ngưỡng dân gian Nhật Bản. Tín ngưỡng dân gian Nhật Bản, theo cách phân chia được nhiều người đồng thuận nhất, được chia thành: tín ngưỡng thờ thần hộ gia đình; tín ngưỡng thờ thần đất đai; tín ngưỡng liên quan đến hoạt động sản xuất nông nghiệp, tín ngưỡng thờ thần sông và biển. Trong số những đặc trưng của tín ngưỡng dân gian Nhật Bản thì tính phức tạp trong cấu trúc, tính lợi ích vật chất, tính ma thuật, hài hòa gắn bó với thiên nhiên, đan xen hòa đồng giữa các lớp tín ngưỡng, gắn với cuộc sống dân gian là nổi trội nhất.
3940 Nghiên cứu văn hóa Hàn Quốc tại Việt Nam: Nhìn lại chặng đường hơn hai thập kỷ / PGS. TS. Phạm Hồng Thái // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2014 .- Số 11 (165)/2014 .- Tr. 74-80 .- 306
Đánh giá những thành tựu và hạn chế trong mảng nghiên cứu về văn hóa Hàn Quốc tại Việt Nam dựa trên các số liệu thống kê các công trình nghiên cứu Hàn Quốc tại Việt Nam, nhất là các số liệu thống kê của Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á thuộc Viện Hàn Lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Việc hình thành thế hệ nghiên cứu Hàn Quốc thứ hai và xu hướng nghiên cứu so sánh văn hóa Việt Nam – Hàn Quốc được coi như triển vọng đáng khích lệ của ngành Hàn Quốc học tại Việt Nam hiện nay.