CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Khoa học Xã Hội & Nhân Văn

  • Duyệt theo:
3891 Mặt trận ngoại giao trong cuộc Kháng chiến chống Mỹ cứu nước / PGS. TS. Nguyễn Vũ Tùng // Nghiên cứu Quốc tế .- 2015 .- Số 2 (101)/2015 .- Tr. 63-81 .- 327

Cuộc kháng chiến chỗng Mỹ cứu nước của nhân dân ta còn diễn ra khi Chiến tranh lạnh ở vào đỉnh cao, quan hệ giữa các nước lớn, đặc biệt là quan hệ Mỹ - Xô – Trung có nhiều biến động, thay đổi hết sức phức tạp, có tác động trực tiếp đến công cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Tuy nhiên, đây không phải là cuộc kháng chiến đầu tiên trong lịch sử Việt Nam chống giặc ngoại xâm. Chính vì vậy, các bài học truyền thống của dân tộc đã được Đảng ta phát huy cao độ và theo đó ngoại giao đã trở thành một mặt trận quan trọng trong chiến lược kháng chiến đi đến ngày toàn thắng.

3892 Đại hội lần thứ 18 Đảng cộng sản Trung Quốc và mối quan hệ Nga – Trung / TS. Locshin G.M, Lê Thanh Vạn // Nghiên cứu Quốc tế .- 2015 .- Số 2 (101)/2015 .- Tr. 83-98 .- 327

Tìm hiểu và phân tích chính sách đối nội và đối ngoại, đặc biệt là chính sách và mối quan tâm của Trung Quốc với Cộng hòa Liên bang Nga kể từ sau Đại hội 18.

3893 Quan hệ đối tác chiến lược Ca-dắc-xtan và Trung Quốc sau Chiến tranh Lạnh / TSKH. Trần Hiệp // Nghiên cứu Quốc tế .- 2015 .- Số 2 (101)/2015 .- Tr. 131-147 .- 327

Sau Chiến tranh lạnh, Ca-dắc-xtan tuyên bố độc lập tách khỏi Liên Xô cũ và phát triển, đạt nhiều thành tựu to lớn, trong khi đó Trung Quốc tiếp tục duy trì cải cách mở cửa đạt mức tăng trưởng 10% cho hơn 30 năm qua. Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững, Ca-dắc-xtan và Trung Quốc thiết lập, phát triển quan hệ đối tác chiến lược toàn diện. Bài viết khái quát về Ca-dắc-xtan và quan hệ đối tác chiến lược Ca-dắc-xtan – Trung Quốc từ sau Chiến tranh lạnh đến nay.

3894 Cơ sở hình thành địa chiến lược quốc gia / PGS. TSKH. Trần Khánh // Nghiên cứu Quốc tế .- 2015 .- Số 2 (101)/2015 .- Tr. 149-174 .- 327

Việc hình thành địa chiến lược quốc gia luôn bao gồm cả yếu tố khách quan như điều kiện địa lý, đặc điểm dân cư, bối cảnh quốc tế và yếu tố chủ quan như nhận thức và hành động của giới cầm quyền trong việc thực hiện mục tiêu chiến lược quốc gia. Bài viết này nhằm nêu ra một số cơ sở hình tành nên địa chiến lược của một quốc gia.

3895 Những nhân tố cản trở việc thiết lập quan hệ ngoại giao Nhật – Trung trong giai đoạn 1949-1971 / ThS. Trần Hoàng Long // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2015 .- Số 6 (172)/2015 .- Tr. 4-11 .- 327

Trong suốt chiều dài lịch sử của hai nước, mối quan hệ Nhật – Trung đã trải qua nhiều thăng trầm: lúc hữu nghị, giao lưu, hợp tác; lúc thù địch, đối đầu, đóng băng…Từ năm 1949 tới năm 1971, quan hệ Nhật – Trung rơi vào tình trạng đối đầu, không có quan hệ ngoại giao chính thức. Bài viết phân tích những nhân tố quốc tế và nhân tố nội tại của hai quốc gia cản trở việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia trong giai đoạn nói trên.

3896 Xây dựng bản sắc thông qua chính sách văn hóa – giáo dục: Kinh nghiệm của Liên minh Châu Âu / PGS. TS. Phạm Quang Minh, TS. Bùi Hải Đăng // Nghiên cứu Châu Âu .- 2015 .- Số 3 (174)/2015 .- Tr. 49-56 .- 327

Trong xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa diễn ra mạnh mẽ, sâu rộng như hiện nay, bản sắc đã trở thành vấn đề sống còn đối với các tổ chức khu vực. Làm thế nào để có được bản sắc chung, chất keo kết dính các quốc gia dân tộc có lợi ích khác nhau là câu hỏi luôn thách thức tất cả các tổ chức, trong đó có Liên minh Châu Âu (EU), tổ chức liên kết khu vực được coi là thành công nhất cho đến nay. Bài viết này trả lời câu hỏi EU đã xây dựng chính sách giáo dục của mình như thế nào để xây dựng bản sắc của mình.

3897 Hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam – Liên bang Nga trong bối cảnh mới / PGS. TS. Nguyễn An Hà // Nghiên cứu Châu Âu .- 2015 .- Số 4 (175)/2015 .- Tr. 9-17 .- 327

Làm rõ hiện trạng hợp tác kinh tế - thương mại giữa hai nước, những thuận lợi và khó khăn, từ đó đưa ra những giải pháp tháo gỡ, thúc đẩy hợp tác kinh tế của hai nước phát triển.

3898 Mâu thuẫn Xô – Trung và cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Việt Nam / PGS. TS. Vũ Dương Huân // Nghiên cứu Châu Âu .- 2015 .- Số 4 (175)/2015 .- Tr. 18-29 .- 327

Trình bày diễn biến bất đồng, mâu thuẫn Xô – Trung, mâu thuẫn Xô – Trung liên quan đến Việt Nam, nguyên nhân của mâu thuẫn.

3899 Phân tích về quan hệ bất đối xứng qua so sánh trường hợp quan hệ Đức – Séc và quan hệ Trung – Việt / ThS. Nguyễn Thùy Chi // Nghiên cứu Châu Âu .- 2015 .- Số 4 (175)/2015 .- Tr. 30-42 .- 327

Bài viết đưa ra ba yếu tố ảnh hưởng tới quan hệ bất đối xứng, đó là: trình độ thể chế hóa khu vực, sự cân bằng trong cán cân thương mại và trong đầu tư trực tiếp nước ngoài thông qua so sánh và phân tích các trường hợp điển hình là quan hệ Đức – Séc và quan hệ Trung Quốc – Việt Nam.

3900 Mỹ và Trung Quốc “xoay trục” tạo thế chiến lược tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương / PGS. TS KHQS Nguyễn Mạnh Dũng // Nghiên cứu Châu Âu .- 2015 .- Số 5 (176)/2015 .- Tr. 3-8 .- 327

Theo các nhà phân tích chiến lược quân sự hàng đầu thế giới, Châu Á – Thái Bình Dương giữ vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, an ninh, quốc phòng của thế giới trong thế kỉ XXI. Các nước lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Nhật Bản…đều đặt mục tiêu và kế hoạch chiến lược đối với khu vực này, trong đó nổi lên hai siêu cường là Mỹ và Trung Quốc: Mỹ xây dựng chiến lược “Thế kỉ Thái Bình Dương”. Còn trong chiến lược “Trỗi dậy hòa bình” của Trung Quốc, Châu Á – Thái Bình Dương là mục tiêu “hướng ngoại” số một của nước này.