CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Khoa học Xã Hội & Nhân Văn

  • Duyệt theo:
3591 Cạnh tranh sức mạnh mềm giữa các quốc gia đầu thế kỷ XXI / NCS. Trần Nguyễn Khang // Nghiên cứu Quốc tế .- 2016 .- Số 3/2016 .- Tr. 190-211 .- 327

Sức mạnh mềm sẽ được xem là một trong những sức mạnh gây ảnh hưởng lớn trong quan hệ quốc tế thế kỷ 21. Vậy trong cuộc cạnh tranh này, những quốc gia nào đang dẫn đầu? Những quốc gia nào đạng thụt lại? và những bài học nào cần rút ra cho các quốc gia, trong đó có Việt Nam, trong việc xây dựng và triển khai sức mạnh mềm trong cuộc đua toàn cầu này. Bài viết này sẽ đi sâu phân tích nhằm trả lời các câu hỏi trên.

3592 Bàn về dự báo trong quan hệ quốc tế / Dương Văn Quảng // Nghiên cứu Quốc tế .- 2016 .- Số 3/2016 .- Tr. 212-233 .- 327

Đưa ra một số khái niệm có liên quan đến dự báo, đồng thời trên cơ sở thực tế của thế kỷ XX để đưa ra một số dự báo cho quan hệ quốc tế trong thế kỷ XXI.

3593 Một số vấn đề pháp lý về trả đũa chéo theo Hiệp định TRIPS trong WTO / Đinh Khương Duy, Lê Ngọc Khương // Nghiên cứu Quốc tế .- 2016 .- Số 3/2016 .- Tr. 250-270 .- 327

Trình bày cơ sở pháp lý của biện pháp trả đũa chéo theo Hiệp định TRIPS trong WTO. Sau đó, bài viết sẽ chỉ ra một số đặc điểm của biện pháp này. Các phân tích này sẽ được minh họa bằng một số án lệ trong đó, bên thắng kiện được phép trả đũa chéo theo Hiệp định TRIPS.

3594 Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam trong tham gia APEC / PGS. TS. Nguyễn Anh Tuấn // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2016 .- Số 8/2016 .- Tr. 3-13 .- 327

Việt Nam chính thức trở thành thành viên của APEC từ tháng 11/1998. Tuy nhiên, Trong bối cảnh tình hình thế giới biến động phức tạp như hiện nay, để Việt Nam hội nhập sâu và hiệu quả hơn vào APEC, cần thấy được các cơ hội và thách thức cả ở bên trong lẫn bên ngoài tác động như thế nào tới quá trình này. Đây cũng chính là mục đích của bài viết này.

3595 Nhân tố Hoa Kỳ trong chính sách quốc phòng – an ninh của Việt Nam hiện nay (2001-2016) / Bùi Thị Thảo // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2016 .- Số 8/2016 .- Tr. 14-23 .- 327

Trên cơ sở phân tích quan hệ quốc phòng – an ninh Mỹ - Việt giai đoạn 2001-2016, bài viết đưa ra những đánh giá bước đầu về nhân tố Hoa Kỳ đối với việc hoạch định và triển khai chính sách quốc phòng – an ninh của Việt Nam hiện nay.

3596 Hợp tác thương mại Singapore – Trung Quốc trong những năm 1990-2010 / PGS. TS. Phạm Ngọc Tân, ThS. Tôn Nữ Hải Yến // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2016 .- Số 8/2016 .- Tr. 24-33 .- 327

Đi sâu tìm hiểu kim ngạch và cơ cấu thương mại hai nước trong hai thập kỷ kể từ thời điểm thiết lập quan hệ ngoại giao.

3597 Quản lý chất lượng giáo dục đại học ở nước ta hiện nay / ThS. Nguyễn Đức Hạnh // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2016 .- Số 8/2016 .- Tr. 71-77 .- 327

Quan điểm về chất lượng giáo dục đại học ở Việt Nam. Thực trạng quản lý chất lượng giáo dục đại học ở Việt Nam qua các thời kỳ. Giải pháp nâng cao công tác quản lý chất lượng giáo dục đại học ở Việt Nam trong tình hình mới.

3598 Liên minh Hàn Quốc – Hoa Kỳ sau Chiến tranh Lạnh và cơ hội, thách thức đối với Nhật Bản / PGS. TS. Hoàng Văn Hiển, NCS. Lê Nam Trung Hiếu // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2016 .- Số 6 (185)/2016 .- Tr. 3-11 .- 327

Phân tích những tiến triển trong mối quan hệ song phương Hàn Quốc – Hoa Kỳ và đánh giá những cơ hội đặt ra cho Nhật Bản khi tiến hành hợp tác toàn diện với liên minh này.

3599 Sự can dự của Đài Loan vào Tiểu vùng sông Mê Kông / ThS. Phí Hồng Minh // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2016 .- Số 7 (185)/2016 .- Tr. 12-21 .- 327

Trình bày xu hướng chính sách đối ngoại giữa Đài Loan và các quốc gia hạ lưu sông Mê Kông. Tình hình tham gia của Đài Loan vào Tiểu vùng sông Mê Kông.

3600 Quan hệ chính trị - an ninh Ấn Độ và Nhật Bản năm 2015 / TS. Trần Hoàng Long // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2016 .- Số 7/2016 .- Tr. 9-16 .- 327

Trình bày những dấu ấn quan trọng trong quan hệ chính trị - an ninh giữa hai quốc gia trong năm 2015 và đưa ra một số đánh giá về mối quan hệ này.