CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Khoa học Xã Hội & Nhân Văn
3581 Nâng cao chất lượng giảng dạy theo hình thức online ở bộ môn kinh tế, khoa kinh tế, trường Đại học Vinh / Nguyễn Hoài Nam, Lương Thị Quỳnh Mai, Nguyễn Văn Quỳnh // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2016 .- Số 480 tháng 10 .- Tr. 70-72 .- 370.597
Đánh giá thực trạng giảng dạy theo hình thức online và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giờ dậy online ở bộ môn kinh tế, khoa kinh tế, trường Đại học Vinh.
3582 Giải pháp nâng cao chất lượng giảng viên ngoại ngữ chuyên ngành kinh tế - thương mại / ThS. Hoàng Thị Thúy // Tài chính .- 2016 .- Số 643 tháng 10 .- Tr. 56-57 .- 371.302 8
Trình bày tình hình trình độ của độ ngũ giảng viên ngoại ngữ chuyên ngành kinh tế - thương mại hiện nay, từ đó đưa ra giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng viên ngoại ngữ chuyên ngành kinh tế - thương mại trong thời gian tới.
3583 Thực trạng đào tạo tiếng Anh chuyên ngành tại các trường đại học kinh tế - tài chính / Phan Tú Lan // Tài chính .- 2016 .- Số 643 tháng 10 .- Tr. 58-59 .- 410
Nêu lên thực trạng việc đào tạo tiếng Anh chuyên ngành tại các trường đại học; từ đó đề ra một số giải pháp chủ yếu giúp cải thiện tình hình giảng dạy và học tập tiếng Anh chuyên ngành tại một số trường đại học lĩnh vực kinh tế - tài chính.
3584 Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ: hướng đi tất yếu cho các ngân hàng thương mại trong bối cảnh hội nhập / Hạ Thị Hải Ly // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2016 .- Số 20(461) tháng 10 .- Tr. 33-35 .- 332.12
Trình bày vai trò của đa dạng sản phẩm dịch vụ: hướng đi tất yếu cho các ngân hàng thương mại trong bối cảnh hội nhập; Phân tích rủi ro cho NHTM theo nguyên tắc ""không bỏ tất cả trừng vào một giỏ""; Đa dạng hóa nguồn thu từ danh mục sản phẩm, dịch vụ phong phú; Năng cao naeng lực cạnh tranh; Thực trạng đa dạng hóa sản phẩm tại một số NHTM VN; Một số đề xuất đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ NHTM.
3585 Bối cảnh quốc tế mới và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam sau phán quyết của Tòa trọng tài thường trực (PCA) / TS. Bành Quốc Tuấn // Nghiên cứu Châu Âu .- 2016 .- Số 7 (179)/2016 .- Tr. 74-82 .- 327
Từ phán quyết ngày 12/7/2016 của Tòa trọng tài thường trực Le Haye giải quyết vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc liên quan đến việc giải thích và áp dụng Công ước Luật biển đối với các cấu trúc trên Biển Đông, tác giả đã khái quát hóa bối cảnh quốc tế mới đồng thời rút ra một số vấn đề cơ bản mà Việt Nam cần phải quan tâm và nghiên cứu với tư cách là một bên có liên quan nhằm chuẩn bị cho việc xây dựng chiến lược lâu dài nhằm đấu tranh chống mọi hành động xâm phạm chủ quyền, góp phần bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam.
3586 Hoạt động đối ngoại cần phải là một phương thuốc hòa bình hữu hiệu / Tổng bi thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng // Nghiên cứu Quốc tế .- 2016 .- Số 3/2016 .- Tr. 7-20 .- 327
Điểm lại những thành công và hạn chế của ngành Ngoại giao trong Đại hội XI, từ đó rút ra 5 bài học lớn làm cơ sở để toàn ngành Ngoại giao thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đối ngoại mà Đại hội XII của Đảng đề ra.
3587 Công tác tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới Việt Nam – Lào / Thái Xuân Dũng // Nghiên cứu Quốc tế .- 2016 .- Số 3/2016 .- Tr. 27-39 .- 327
Trình bày nội dung dự án tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới Việt Nam – Lào. Tình hình thực hiện công tác tăng dày, tôn tạo mốc quốc giới và ý nghĩa của việc hoàn thành công tác này đối với hai nước Việt Nam và Lào.
3588 Chính sách tăng cường năng lực an ninh biển của Philippin: Thực trạng và triển vọng / Phạm Duy Thực // Nghiên cứu Quốc tế .- 2016 .- Số 3/2016 .- Tr. 51-80 .- 327
Đi sâu tìm hiểu về chính sách phát triển năng lực an ninh biển của Philippin dưới thời Tổng thống Aquino và gợi mở về chính sách này trong chính quyền của Tổng thống Rodrigo Duterte.
3589 Hợp tác quốc phòng của Việt Nam với một số nước trên thế giới: Thực trạng và triển vọng / ThS. Trần Đình Nhàn // Nghiên cứu Quốc tế .- 2016 .- Số 3/2016 .- Tr. 81-102 .- 327
Trình bày một số mối quan hệ quốc phòng song phương có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc của nhân dân ta, đó là quan hệ hợp tác với quân đội các nước láng giềng và một số nước lớn.
3590 Đảm bảo an ninh dầu mỏ trong tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam / Vũ Tiến Đạt // Nghiên cứu Quốc tế .- 2016 .- Số 3/2016 .- Tr. 103-118 .- 327
Trong bối cảnh nguồn dầu mỏ của thế giới ngày càng cạn kiệt, đe dọa trực tiếp đến sự ổn định và phát triển của đời sống kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia cũng như toàn nhân loại, từ quốc gia đến cộng đồng thế giới đều bắt buộc phải quan tâm đến vấn đề này và cần thiết phải có những hành động thiết thực để đối phó. Đứng trước thách thức thiếu hụt nguồn dầu mỏ, Việt Nam cần đề ra và thực hiện các giải pháp đảm bảo an ninh dầu mỏ. Đây cũng chính là vấn đề mà bài viết này cố gắng hướng đến.