CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Khoa học Xã Hội & Nhân Văn

  • Duyệt theo:
3561 Việc thực hiện quy chế lực lượng vũ trang trong liên minh Hoa Kỳ - Hàn Quốc sau Chiến tranh Lạnh / PGS. TS. Lê Văn Anh, NCS. Lê Nam Trung Hiếu // Châu Mỹ ngày nay .- 2016 .- Số 07/2016 .- Tr. 15-21 .- 327

Xem xét và đánh giá việc sữa đổi bản SOFA này trên hai vấn đề chính có tầm ảnh hưởng đến quan hệ an ninh – quân sự hai nước: đó là thẩm quyền xét xử binh lính Mỹ phạm tội và việc chia sẻ chi phí quốc phòng chung giữa hai nước đối với lực lượng Hoa Kỳ đồn trú tại Hàn Quốc (USFK).

3562 Vai trò của cựu chiến binh trong tiến trình bình thường hóa quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ / ThS. Đỗ Hữu Phương // Châu Mỹ ngày nay .- 2016 .- Số 07/2016 .- Tr. 28-34 .- 327

Đề cập đến vai trò của các cựu chiến binh ở cả Việt Nam và Hoa Kỳ trong việc thúc đẩy tiến trình bình thường hóa quan hệ giữa hai nước.

3563 Viện trợ của Mỹ cho Pakistan đầu thế kỷ XXI đến này / Nguyễn Khánh Vân // Châu Mỹ ngày nay .- 2016 .- Số 08/2016 .- Tr. 3-8 .- 327

Đề cập đến thực trạng viện trợ của Mỹ cho Pakistan kể từ sau ngày 11/9 trên hai nội dung chính là viện trợ an ninh và viện trợ kinh tế, đồng thời đưa ra một số nhận định về hoạt động này.

3564 Động lực mới đối với việc giải quyết hậu quả chất da cam sau chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Obama / Nguyễn Hồng Quang // Châu Mỹ ngày nay .- 2016 .- Số 08/2016 .- Tr. 20-28 .- 327

Trình bày sự điều chỉnh chính sách của Mỹ đối với việc giải quyết hậu quả chất da cam/ dioxin kể từ khi hai nước bình thường hóa đến nay và chỉ rõ sự điều chỉnh này trong thời gian tới sẽ góp phần thúc đẩy quan hệ Đối tác toàn diện Việt – Mỹ đi vào hiệu quả và thực chất hơn trong tương lai.

3565 Hợp tác an ninh quân sự Mỹ - Nhật Bản dưới thời chính quyền Obama / Vũ Thị Hưng // Châu Mỹ ngày nay .- 2016 .- Số 08/2016 .- Tr. 29-39 .- 327

Trình bày những chuyển động trong hợp tác an ninh quân sự Mỹ - Nhật Bản dưới thời Chính quyền Tổng thống Obama, trên cơ sở đó nêu ra một số nhận xét và triển vọng của mối quan hệ này trong tương lai.

3566 Những điều chỉnh mới trong chính sách ngoại giao láng giềng của Trung Quốc từ sau Đại hội Đảng lần thứ 18 / ThS. Phí Hồng Minh // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2016 .- Số 9 (187)/2016 .- Tr. 11-20 .- 327

Tổng quan chính sách láng giềng của Trung Quốc. Một số nhân tố thúc đẩy Trung Quốc điều chỉnh chính sách ngoại giao láng giềng. Định hướng mới trong trọng tâm ngoại giao của thế hệ Tập – Lý.

3567 Vấn đề an ninh nguồn nước ở lưu vực sông Mekong trong quan hệ Việt Nam – Trung Quốc hiện nay / ThS. Bùi Anh Thư // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2016 .- Số 9 (187)/2016 .- Tr. 21-30 .- 327

Với tính chất là một dòng sông quốc tế, sông Mekong có tác động trực tiếp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia trong toàn lưu vực. Là một quốc gia nằm ở cuối nguồn Mekong, việc hợp tác chặt chẽ của Việt Nam với các quốc gia còn lại trong lưu vực, nhất là đối với vấn đề an ninh nguồn nước, được xem là chìa khóa cho bài toán phát triển bền vững của đất nước. Trong bài báo này, tác giả tập trung đi vào tìm hiểu thực trạng vấn đề an ninh nguồn nước trong quan hệ Việt Nam – Trung Quốc hiện nay, từ đó gợi mở một vài giải pháp cho vấn đề này.

3568 Hợp tác an ninh quốc phòng giữa Ấn Độ và Hoa Kỳ từ năm 1991 đến nay / Triệu Hồng Quang, TS. Lê Thị Hằng Nga // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2016 .- Số 9/2016 .- Tr. 17-24 .- 327

Tìm hiểu về quan hệ Ấn Độ - Hoa Kỳ trên lĩnh vực an ninh quốc phòng, bao gồm những yếu tố tác động đến hợp tác an ninh quốc phòng giữa hai nước, thực trạng mối quan hệ và đưa ra một số nhận xét về thành tựu, hạn chế và triển vọng của hợp tác Ấn Độ - Hoa Kỳ trên lĩnh vực này từ năm 1991 đến nay.

3569 Hồ Chí Minh với những định hướng chiến lược cho quan hệ Việt Nam - Ấn Độ / ThS. Đào Đình Tuấn // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2016 .- Số 9/2016 .- Tr. 25-30 .- 327

Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Hồ Chí Minh luôn giành cho Ấn Độ một tình cảm đặc biệt và chính Người trên cương vị là một chiến sĩ cách mạng quốc tế đã góp phần tích cực ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân Ấn Độ nhằm thoát khỏi ách thống trị của thực dân Anh. Người đã vạch ra mối quan hệ xuyên suốt giữa hai nước từ quá khứ đến hiện tại và thể hiện niềm tin mãnh liệt vào một tương lai tốt đẹp vào tình hữu nghị giữa hai dân tộc đó là: sự gắn kết vận mệnh; gắn kết văn hóa; gắn kết đường lối và gắn kết tương lai.

3570 Những nhân tố tác động tới sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Afganistan từ sau Chiến tranh Lạnh đến nay / ThS. Phạm Thủy Nguyên // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2016 .- Số 9/2016 .- Tr. 31-37 .- 327

Phân tích những nhân tố quốc tế và nội tại tác động đến sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Afghanistan sau Chiến tranh Lạnh tới nay như: sự chuyển biến trong môi trường quốc tế sau Chiến tranh Lạnh, ảnh hưởng của Mỹ và đồng minh, đặc điểm chính trị, an ninh trong nước, ảnh hưởng của chủ nghĩa Hồi giáo, và nhu cầu phát triển của nền kinh tế.