CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Khoa học Xã Hội & Nhân Văn
3551 Chính sách Trung Đông – Bắc Phi của Mỹ: Từ góc nhìn phân bổ ngân sách / Nguyễn Nhâm // Châu Mỹ Ngày nay .- 2016 .- Số 09/2016 .- Tr. 10-16 .- 327
Với chủ trương kiên trì theo đuổi “Chiến lược Đại Trung Đông mới” nhằm chia nhỏ khu vực dễ bề quản lý, chính quyền của Tổng thống Obama đã đề xuất phân bổ ngân sách cho năm tài khóa 2017, theo hướng ưu tiên cho các hoạt động quân sự ở Syria, chống IS trong khu vực, bao gồm cả việc phân bổ các hoạt động cụ thể của các nước đồng minh và đối tác. Để thuyết phục Quốc hội sớm thông qua, Bộ Quốc phòng Mỹ đã giải trình những khó khăn mà Mỹ đang gặp phải, nhất là sự gia tăng của các mối đe dọa, hiểm họa IS và những vấn đề mới nảy sinh.
3552 Phật giáo kiểu Mỹ - Một lựa chọn về lối sống của người dân Mỹ trước thực tại chính trị xã hội / ThS. Đỗ Thị Diệu Ngọc // Châu Mỹ ngày nay .- 2016 .- Số 09/2016 .- Tr. 30-37 .- 327
Trên cơ sở khảo sát sự phát triển của Phật giáo tại Mỹ, bài viết đưa ra những lý do giải thích cho xu hướng ngày càng có nhiều người Mỹ tham gia vào trường phái Phật giáo. Đồng thời, bài viết cũng chỉ ra những điểm chung giữa Phật giáo với các giá trị cốt lõi của Mỹ và chủ nghĩa thực dụng Mỹ.
3553 Đối ngoại Việt Nam 30 năm đổi mới: Quá trình phát triển trong nhận thức và thực tiễn / TS. Phạm Thanh Hà // Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông .- 2016 .- Số 7/2016 .- Tr. 43-49 .- 327
Trình bày quá trình phát triển về tư duy đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam. Thành tựu trong thực tiễn đối ngoại của Việt Nam thời kỳ đổi mới.
3554 Nhận thức và ứng xử với tôn giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong tương quan so sánh với Đảng Cộng sản Trung Quốc / TS. Phạm Thanh Hằng // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2016 .- Số 8 (180)/2016 .- Tr. 3-12 .- 327
Tập trung đối chiếu, so sánh những nét tương đồng và khác biệt trong nhận thức và ứng xử với tôn giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc kể từ sau khi hai nước tiến hành đường lối đổi mới nhận thức về tôn giáo. Trên cơ sở đó, bài viết rút ra một số bài học hữu ích đối với Việt Nam trong cách nhìn nhận và giải quyết vấn đề tôn giáo.
3555 Từ mô hình “Đàn nhạn bay” đến “Hai bánh xe Đông Á”: Thay đổi trong trật tự kinh tế khu vực và hàm ý cho Việt Nam / ThS. Phí Hồng Minh // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2016 .- Số 9 (181)/2016 .- Tr. 32-47 .- 327
Lý luận “đàn nhạn bay” và con đường công nghiệp hóa ở Đông Á. Dịch chuyển trong cấu trúc “trục-và-nan hoa” ở Đông Á từ thập kỷ 2000 đến nay. Việt Nam trong mối quan hệ giữa các hub trung tâm ở Đông Á. Hàm ý chính sách cho Việt Nam.
3556 Nhìn lại quan hệ Việt – Trung 25 năm từ sau bình thường hóa / Trường Lưu // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2016 .- Số 9 (181)/2016 .- Tr. 48-55 .- 327
Chủ yếu đề cập đến quan hệ Việt – Trung trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao và kinh tế thương mại trong 25 năm (1991-2016), về đại thể được phân tích qua 3 giai đoạn: 1991-2000; 2001-2010; 2011-2016.
3557 Vấn đề Biển Đông trong quan hệ Trung – Việt từ sau khi Trung Quốc điều chỉnh chính sách ngoại giao láng giềng / Mỹ Văn // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2016 .- Số 9 (181)/2016 .- Tr. 73-86 .- 327
Trình bày những hành động của Trung Quốc tại Biển Đông đã và đang tác động trực tiếp đến quan hệ Trung – Việt như thế nào trong những năm gần đây.
3558 Vai trò của Đông Nam Á trong chính sách an ninh của Nhật Bản / ThS. Ngô Thị Lan Anh // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2016 .- 2016 .- Số 8 (186)/2016 .- Tr. 5-11 .- 327
Trình bày vị trí chiến lược của Đông Nam Á trong chính sách an ninh của Nhật Bản. Đông Nam Á trong chính sách an ninh của Nhật Bản. Một số nhận xét.
3559 Quan hệ giữa Nhật Bản và các nước tiểu vùng sông Mekong từ năm 1991 đến năm 2008 / ThS. Huỳnh Phương Anh // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2016 .- Số 8 (186)/2016 .- Tr. 31-40 .- 327
Phân tích mối quan hệ chính trị ngoại giao và kinh tế thương mại giữa Nhật Bản và các nước Tiểu vùng sông Mekong từ năm 1991 đến năm 2008, từ đó góp phần nhận diện rõ ràng hơn và đầy đủ hơn về một trong những mối quan hệ quan trọng nhất ở khu vực Đông Nam Á nói riêng và Châu Á – Thái Bình Dương nói chung.
3560 Quan hệ Hoa Kỳ - Thái Lan dưới thời Chính quyền George W. Bush / TS. Phạm Cao Cường // Châu Mỹ ngày nay .- 2016 .- Số 07/2016 .- Tr. 3-14 .- 327
Dưới thời Chính quyền George W. Bush, quan hệ Hoa Kỳ - Thái Lan bị tác động mạnh bởi nhiều yếu tố, trong đó có cuộc chiến “chống khủng bố” của Hoa Kỳ và “nhân tố Trung Quốc”. Bài viết này sẽ phân tích kỹ hơn về hai nhân tố đó và xem xét nó tác động như thế nào đến quan hệ Hoa Kỳ - Thái Lan trong khoảng thời gian cầm quyền của Chính quyền George W. Bush.