CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Khoa học Xã Hội & Nhân Văn
3541 Thẩm quyền đăng kí hộ tịch theo Luật Hộ tịch và vấn đề thực hiện / Nguyễn Ngọc Bích // Luật học .- 2016 .- Số 8/2016 .- Tr. 18 – 26 .- 340
Phân tích các quy định về thẩm quyền đăng kí hộ tịch theo Luật hộ tịch năm 2014; so sánh với các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan trước đây, qua đó làm rõ những điểm thuận lợi, khó khăn trong việc thực hiện các quy định này hiện nay.
3542 Thẩm quyền trong các vụ kiện facebook của tòa án Pháp: Gợi mở với Việt Nam / Lý Vân Anh // Nhà nước và Pháp luật .- 2016 .- Số 9 (341)/2016 .- Tr. 75 – 84 .- 340
Giới thiệu, phân tích hai vụ kiện Facebook được thụ lý bởi các Tòa án Pháp liên quan tới điều khoản về lựa chọn tòa án được đưa ra bởi Facebook, từ đó liên hệ tới trường hợp vụ kiện tương tự tại Tòa án Việt Nam.
3543 Trách nhiệm của Nhà nước và cơ quan nhà nước khi tham gia quan hệ dân sự theo Bộ luật Dân sự năm 2015 / TS. Nguyễn Ngọc Hà // Nhà nước và Pháp luật .- 2016 .- Số 8 (340)/2016 .- Tr. 11 – 19 .- 340
Tập trung làm rõ: Nội hàm và ý nghĩa của các quy định liên quan quan đến việc tham gia vào quan hệ dân sự của Nhà nước và cơ quan nhà nước; Các quy định liên quan đến trách nhiệm về nghĩa vụ dân sự của nhà nước và cơ quan nhà nước; Và đưa ra các kết luận.
3544 Trọng tài thường trực và trọng tài được thành lập theo Phụ lục VII của Công ước Luật Biển năm 1982 – Những điểm tương đồng và khác biệt / Ngô Hữu Phước // Nhà nước và Pháp luật .- 2016 .- Số 9 (341)/2016 .- Tr. 62 – 74, 84 .- 340
Phân tích các vấn đề pháp lý cơ bản về Trọng tài thường trực (PCA) từ khi thành lập đến nay, làm sáng tỏ những những điểm tương đồng và khác biệt PCA với Trọng tài được thành lập theo Phụ lục VII của Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS). Trên cơ sở đó, bài viết kiến nghị khả năng Việt Nam sử dụng thủ tục trọng tài được thành lập theo Phụ VII của UNCLOS để giải quyết các tranh chấp liên quan đến giải thích và áp dụng UNCLOS với Trung Quốc khi cần thiết.
3545 Vai trò của tòa án trong việc xem xét văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ / NCS. Cao Vũ Minh // Khoa học Pháp lý .- 2016 .- Số 6 (100)/2016 .- Tr. 10 – 17 .- 340
Nêu khái quát về kiểm tra, giám sát, xử lý văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ; Tòa án với việc xem xét các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ; và những vấn đề cần tiếp tục hoàn thiện.
3546 Xử lý vi phạm pháp luật sở hữu trí tuệ liên quan đến tên miền / Nguyễn Như Quỳnh // Khoa học Công nghệ Việt Nam .- 2016 .- Số 9/2016 .- Tr. 9 – 11 .- 340
Đề cập đến trình tự, thủ tục thay đổi tên miền vi phạm pháp luật sở hữu trí tuệ, đồng thời nêu ra một số vấn đề cần lưu ý trong việc triển khai áp dụng Thông tư liên tịch số 14/2016/TTLT-BTTTT-BKHCN.
3547 Vai trò của Trung Quốc tại Châu Phi và Trung Đông trong những năm gần đây / ThS. Phan Thị Kim Huế // Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông .- 2016 .- Số 7/2016 .- Tr. 17-27 .- 327
Tìm hiểu, phân tích và đánh giá vai trò của Trung Quốc tại Châu Phi và Trung Đông, lý giải nguyên nhân gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc khi ở khu vực này.
3548 Quan hệ đối ngoại của Myanmar với Trung Quốc dưới thời Chính phủ Thein Sein (2011 – 2015) / ThS. Đàm Thị Đào // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2016 .- Số 9 (198)/2016 .- Tr. 3-12 .- 327
Tập trung làm rõ mối quan hệ giữa hai nước trên phương diện kinh tế và chính trị giai đoạn 2011-2015. Vì sao Myanmar thay đổi chính sách với Trung Quốc và những thay đổi đó là gì? Ngược lại, Trung Quốc đã phản ứng ra sao trước sự thay đổi của Myanmar? Xu hướng phát triển của mối quan hệ này sẽ như thế nào? Là những vấn đề được giải đáp trong phần nội dung của bài viết này.
3549 Quan hệ thương mại giữa ASEAN với Australia và New Zealand giai đoạn 2009 – 2015: Thực trạng và triển vọng / NCS. Nguyễn Hà Phương // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2016 .- Số 9 (198)/2016 .- Tr. 13-20 .- 327
Phân tích thực trạng mối quan hệ thương mại của ASEAN với Australia và New Zealand trong giai đoạn 2009-2015 và từ đó đưa ra một số dự đoán trong giai đoạn sắp tới.
3550 Triển vọng quan hệ Hoa Kỳ - Ấn Độ / Lê Thị Thu // Châu Mỹ ngày nay .- 2016 .- Số 09/2016 .- Tr. 3-9 .- 327
Quan hệ hợp tác giữa Hoa Kỳ và Ấn Độ có ý nghĩa quan trọng, tăng cơ hội và thịnh vượng kinh tế cho cả hai nước. Trong thời gian tới, quan hệ Hoa Kỳ - Ấn Độ vẫn còn nhiều thuận lợi – cơ hội phát triển, nhưng cũng đối mặt với không ít khó khăn, thách thức, bài viết này sẽ đánh giá triển vọng quan hệ hai nước trên cả hai mặt đó.