CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Khoa học Xã Hội & Nhân Văn
2101 Đặc trưng văn hóa Trung Hoa: Góc nhìn qua từ ngữ chứa SHUI / Cẩm Tú Tài, Hà Thị Quỳnh Anh // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2019 .- Số 7 (215) .- Tr. 61 - 76 .- 306
Dưới góc nhìn ngữ nghĩa học văn hóa và ngôn ngữ học tri nhận, chúng tôi tiến hành bàn luận về đặc trưng văn hóa dân tộc qua nghĩa biểu trưng của từ ngữ chứ SHUI tiếng Hán.
2102 Đặc điểm tình hình quốc tế đương đại nhận thức từ khác biệt tư duy chiến lược trong cạnh tranh Trung – Mỹ / Phạm Quý Long // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2019 .- Số 6 (214) .- Tr. 27 - 39 .- 327
Bắt đầu từ sự thừa nhận tính tồn tại khách quan và mức độ của sự cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ ngành một quyết liệt hơn.
2103 Quan điểm của Trung Quốc về tiếp cận toàn cầu hóa dưới thời Tập Cân Bình / Lê Hải Bình // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2019 .- Tiếp cận toàn cầu, Trung Quốc, Tập Cận Bình .- Tr. 40 - 50 .- 327
Phân tích một số điểm nổi bật về nhận thức, tư tưởng, quan điểm trong cách tiếp cận toàn cầu của Trung Quốc kể từ sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lên cầm quyền. Đồng thời, cũng làm rõ hơn cách thức triển khai quá trình tiếp cận toàn cầu của Trung Quốc thời gian qua.
2104 Quan hệ quốc phòng, an ninh giữa Trung Quốc và các nước châu Phi / Nguyễn Hồng Quân // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2019 .- Số 6 (214) .- Tr. 51 - 62 .- 327
Phân tích các nội dung và lý giải lý do Trung Quốc đẩy mạnh quan hệ quốc phòng, an ninh với châu Phi.
2105 Nhân quả thực lục – Sự Việt hóa một văn bản khắc in Trung Quốc / Trần Thị Phương // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2019 .- Số 6 (214) .- Tr. 63 - 72 .- 306
Trình bày 3 nội dung chính sau: Việt hóa về hình thức in ấn văn bản; 2. Việt hóa về kết cấu văn bản và 3. Việt hóa về nội dung văn bản.
2106 Câu phản vấn dùng từ để hỏi (ai) trong tiếng Hán hiện đại và một số vấn đề khó khăn trong quá trình học và sử dụng / Hoàng Lan Chi // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2019 .- Số 6 (214) .- Tr. 73 - 79 .- 495.1
Chỉ ra một số khó khăn mà người học có thể sẽ gặp phải trong quá trình học và sử dụng loại câu này.
2107 Bước đầu tìm hiểu triết lý chính trị của Mahatma Gandhi / Đỗ Thu Hà // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2019 .- Số 8 (81) .- Tr. 46 - 53 .- 327
Tìm hiểu một vài phương diện trong triết ký chính trị của M. K. Gandhi và sự phù hợp của chúng với xã hội đương đại.
2108 Quan niệm của Mahatma Gandhi về chủ nghĩa dân tộc trong tác phẩm Hind Swaraj / Phạm Ngọc Thúy // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2019 .- Số 8 (81) .- Tr. 54 - 62 .- 895
Đề cập đến quan niệm của Gandhi về chủ nghĩa dân tộc – một trong những quan điểm gây tranh cãi nhất và cũng giàu ảnh hưởng nhất của ông – qua ba nội dung chính: (i) Ấn Độ với tư các là một dân tộc; (ii) Đánh giá Đảng Quốc đại và các thể chế cũng như việc thực hành chính trị của Anh; (iii) Tự trị: lấp đầy khoảng cách giữa giới tinh hoa và người bình dân qua nghiên cứu tác phẩm Hind Swaraj (Nền tự trị của Ấn Độ).
2109 Mahatma Gandhi với vấn đề đoàn kết giữa người Hindu và Muslim trong cuộc đấu tranh đòi quyền tự trị cho Ấn Độ (từ 1915 đến những năm 1930) / Văn Ngọc Thành // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2019 .- Số 8 (81) .- Tr. 63 - 69 .- 327
Đề cập một số nét cơ bản trong quan điểm của Gandhi về vấn đề này ở giai đoạn từ năm 1915 đến những năm 1930, tức là từ khi M. Gandhi tham gia hoạt động chính trị ở Ấn Độ đến khi tư tưởng chia tách Ấn Độ của các lãnh tụ Muslim đã phát triển đến mức không thể thay đổi.
2110 Đóng góp của Mahatma Gandhi đối với báo chí Ấn Độ / Nguyễn Mạnh Cường // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2019 .- Số 8 (81) .- Tr. 70 - 77 .- 327
Đề cập đến bốn nội dung chính: (i) Gandhi với tư cách nhà báo; (ii) Những yếu tố mới trong cách viết báo của Gandhi; (iii) Đóng góp của nhà báo Gandhi cho phong trào giành độc lập và (iv) So sánh giữa Gandhi và Hồ Chí Minh trong lĩnh vực báo chí.