CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Khoa học Xã Hội & Nhân Văn
2121 Những năm tháng thử thách của Mahatma Gandhi ở Ấn Độ sau những ngày ở Nam Phi / G.B.Harisha // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2019 .- Số 8 (81) .- Tr. 26 - 33 .- 895
Tập trung vào những năm tháng cuộc đời của Gandhi khi ông trở về Ấn Độ vĩnh viễn từ Nam Phi, những năm tháng cốt yếu trong việc hình thành những ý tưởng của ông về Satyagraha, Ahimsa và nhân dân Ấn Độ. Lưu ý đến các tác phẩm bị lãng quên của Dharampal, người tái hiện Gandhi một cách toàn diện và cũng giới thiệu những hiểu biết sâu sắc của một học giả tuyệt vời, Dharampal về Mahatma Gandhi để thúc đẩy nghiên cứu về Gandhiji trong tương lai.
2122 Hình tượng Gandhi qua tiểu thuyết Chờ đợi Mahatma của R.K. Narayan / Phan Thị Thu Hiền // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2019 .- Số 8 (81) .- Tr. 34 - 45 .- 895
Tìm hiểu hình tượng Gandhi qua tiểu thuyết “Chờ đợi Mahatma” (Waiting for the Mahatma) của R.K.Narayan, một trong những tác phẩm nổi bật nhất của “nền văn học về Gandhi” ở Ấn Độ.
2123 Đặc điểm Chiến lược “Chiến tranh Đặc biệt” của Mỹ và cuộc đấu tranh chống chiến lược này tại miền Nam Việt Nam và Lào / Đinh Ngọc Ruẫn // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2019 .- Số 7 (80) .- Tr. 63 – 69 .- 400
Tìm hiểu về đặc điểm của chiến lược “Chiến tranh Đặc biệt” của Mỹ và quá trình đấu tranh chống chiến lược này ở miền Nam Việt Nam và Lào.
2124 Hướng tiếp cận trong nghiên cứu năng lực cạnh tranh doanh nghiệp may Việt Nam / Lỹ Thu Cúc, Vũ Tuấn Hưng, Trần Hữu Cường // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2019 .- Số 7 (80) .- Tr. 70 – 78 .- 658
Hệ thống hóa các nghiên cứu khoa học về năng lực cạnh tranh doanh nghiệp, qua đó phân tích những đóng góp của các công trình nghiên cứu trước cũng như những vấn đề còn bỏ ngỏ dựa trên quan điểm các nhân của các tác giả. Từ đó đưa ra khung phân tích năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp may Việt Nam trên cơ sở những đặc trưng cơ bản của đối tượng doanh nghiệp này và kế thừa có chọn lọc kết quả của các công trình nghiên cứu trước đó
2125 Triển vọng kinh tế Việt Nam 2019-2020 và một số cảnh báo / Lê Tất Phương, Đinh Thị Hảo // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2019 .- Số 4(Tập 61) .- Tr.1-7 .- 959
Năm 2018 là dấu môc quan trọng, là năm đánh dấu nửa chặng đường của kỳ kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế - xã hội năm 2016-2020. Kết quả của chặng đường này có vai trò quan trọng không chỉ góp phần quyết định khả năng hoàn thành các mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm đã đặt ra mà còn tạo ra đà cho việc phát triển kinh tế các năm tiếp theo. Nghiên cứu này đưa ra các phân tích và dự báo triển vọng kinh tế Việt Nam trong hai năm 2019-2020.
2126 Thực tiễn xây dựng và phát triển các nhóm nghiên cứu trong các trường học ở Việt Nam hiện nay / Nguyễn Thị Thu Hà, Nguyễn Đình Đức // .- 2019 .- Số 4(Tập 61) .- Tr.17-23 .- 959
Nhóm nghiên cứu (NNC) được coi là tế bào của hoạt động nghiên cứu khoa học và đào tạo. Việc xây dựng và phát triển các NNC trong các trường đại học có ý nghĩa quan trọng, then chốt trong việc nâng cao tiềm lực khoa học – công nghệ và chất lượng đào tạo của nhà trường. Bài báo này trình bày tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về NNC, đánh giá thực trạng các NNC trong các trường đại học ở Việt Nam hiện nay; những kết quả đạt được, thuận lợi, cũng như các khó khăn, hạn chế; bước đầu đề xuất việc xây dựng và ban hành chính sách nhằm thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển NNC. Bên cạnh đó, bài báo cũng đề xuất các tiêu chí cơ bản để phân loại và đánh giá NNC trong các trường đại học ở Việt Nam hiện nay.
2127 Thiên tính nữ và góc nhìn giới tính trong văn chương Việt Nam đương đại / Nguyễn Thị Năm Hoàng // .- 2019 .- Số 4(Tập 61) .- Tr.50-55 .- 959
Thiên tính nữ trong văn chương là đặc điểm, là thiên hướng tư duy nghệ thuật chi phối cách thức tổ chức tác phẩm mang bản sắc phái nữ hoặc sự đề cao những phẩm chất và giá trị của phụ nữ. Khuynh hướng này thể hiện một cách sâu rộng và phổ biến, tạo thành nét đặc sắc cho văn học Việt Nam đương đại. Bài viết vận dụng kết hợp phê bình Nữ quyền và các phương pháp nghiên cứu Văn hóa học, Thi pháp học, Tự sự học để mô tả và phân tích nguồn gốc của Thiên tính nữ, sự thể hiện của Thiên tính nữ và góc nhìn giới tính trong văn chương Việt Nam đương đại qua những hiện tượng tiêu biểu, trên một số phương diện cơ bản.
2128 Vai trò của trường đại học trong hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp / Bùi Tiến Dũng // .- 2019 .- Số 3(720) .- Tr.19-21 .- 959
Trình bày vai trò của trường đại học trong hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp. Với việc phê duyệt Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo và yêu cầu các trường đại học cần quan tâm hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và xác định vai trò quan trọng của nhà trường đối với hoạt động khởi nghiệp sáng tạo nói chung. Đây không chỉ là nhiệm vụ của riêng Bộ Giáo dục và Đào tạo mà cần sự phối hợp chặt chẽ của nhiều bộ, ngành có liên quan. Và để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao nhằm đóng góp tạo nên một hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia bền vững thì vai trò quyết định trên hết thuộc về các trường đại học.
2129 Blockchain những kẻ hở cần bảo mật / Matthew Kuan, Fortinet // Tự động hóa ngày nay .- 2019 .- Số 218 .- Tr.19-20 .- 621
Trình bày vấn đề “Bảo vệ tương lai của công nghệ Blockchain tại châu Á – Thái Bình Dương”, ông Matthew Kuan, Giám đốc Giải pháp và Tiếp thị Fortinet Đông Nam Á và Hồng Kong đã phân tích: Tài chính hiện đang là “thị trường” chính để triển khai công nghệ Blockchain, xếp ngay sau đó là ngành vận tải, hậu cần. Điều quan trọng cần lưu ý là các công ty dịch vụ tài chính đang triển khai công nghệ Blockchain để hỗ trợ các quy trình xử lý tiền tệ có chủ quyền chính thống, không phải các giao dịch tiền ảo gây tranh cãi mà ban đầu đã khiến công nghệ Blockchain trên toàn thế giới ở các mảng dịch vụ chuyên nghiệp và các doanh nghiệp sản xuất theo quy trình cũng đang có dấu hiện gia tăng.
2130 Chủ tịch Hồ Chí Minh bàn về Tôn Trung Sơn và Chủ nghĩa tam dân / Lê Đức Hoàng // Nghiên cứu lịch sử .- 2018 .- Số 10(510) .- Tr. 59-66 .- 370
Trình bày các vấn đề cơ bản như sau: mối quan hệ đồng cảm lịch sử và thời đại sâu sắc giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh và Tôn Trung Sơn giai đoạn từ Cách mạng Tân Hợi đến Quốc – Cộng hợp tác; hơn hai năm hoạt động ở Quảng Châu, Hồ Chí Minh có điều kiện tìm hiểu sâu hơn về Chủ nghĩa tam dân của Tôn Trung Sơn; giai đoạn 1927-1945, Hồ Chí Minh tiếp tục tìm hiểu và vận dụng sáng tạo tinh hoa Chủ nghĩa Tam dân mới vào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Việt Nam.