CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Khoa học Xã Hội & Nhân Văn

  • Duyệt theo:
2111 Swadeshi: Con đường phát triển kinh tế Ấn Độ từ Mahatma Gandhi đến Narendra Modi / Đinh Thị Phương Thảo // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2019 .- Số 8 (81) .- Tr. 78 - 87 .- 327

Swadeshi: Con đường phát triển kinh tế Ấn Độ từ Mahatma Gandhi đến Narendra Modi sẽ làm rõ 3 nội dung sau: (i) Bối cảnh kinh tế Ấn Độ trước Độc lập và phong trào Swadeshi; (ii) Nguyên tắc kinh tế Swadeshi dưới thời Mahatma Gandhi; (iii) Ảnh hưởng của Swadeshi trong nền kinh tế Ấn Độ dưới thời Thủ tướng Narendra Modi .

2112 Toàn cầu hóa và một số tác động tới quan hệ Việt - Nga / Nguyễn Quang Thuấn // .- 2019 .- Số 7 (226) .- Tr. 3 - 14 .- 327

Tập trung phân tích những đặc điển, nội dung và xu thế mới của toàn cầu hóa, nhận diện những tác động của toàn cầu hóa tới quan hệ Việt Nam – Liên bang Nga hiện nay.

2113 Hệ quả cuộc khủng hoảng di cư đối với Châu Âu và bài học kinh nghiệm / Lê Văn Tuyên, Bùi Hồng Hạnh // Nghiên cứu Châu Âu .- 2019 .- Số 7 (226) .- Tr. 15 - 23 .- 327

Các hệ quả được xem xét chủ yếu trên một số phương diện sau: đối với chủ trương nhất thể hóa của Liên minh Châu Âu (EU), vấn đề an ninh, kinh tế, văn hóa xã hội; từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm ứng phó với những nguy cơ có thể phát sinh từ khủng hoảng di cư.

2114 Bảo hiểm xã hội cho người nông dân ở Ba Lan dưới góc nhìn công bằng phân phối / Đặng Minh Đức, Trần Nam Trung // Nghiên cứu Châu Âu .- 2019 .- Số 7 (226) .- Tr. 24 - 34 .- 327

Phân tích những kinh nghiệm của Ba Lan trong thực hiện chính sách Bảo hiểm xã hội cho người nông dân dưới góc nhìn công bằng phân phối, từ đó đưa ra một số khuyến nghị đối với Việt Nam.

2115 Chính sách phát triển vùng: kinh nghiệm Pháp và khuyến nghị cho Việt Nam / Nguyễn Thị Thúy Hồng // Nghiên cứu Châu Âu .- 2019 .- Số 7 (226) .- Tr. 57 - 66 .- 327

Trình bày nội dung sau: 1. Khái quát chung về chính sách phát triển vùng của Pháp; 2. Nội dung và quá trình thực hiện chính sách phát triển vùng của Pháp và 3. Một số đánh giá về chính sách phát triển vùng ở Pháp và khuyến nghị đối với Việt Nam.

2117 Xung lực mới cho mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Liên bang Nga – rà soát việc thực hiện các điều ước quốc tế Việt – Nga 2001 - 2018 / Đinh Công Tuấn // Nghiên cứu Châu Âu .- 2019 .- Số 8 (227) .- Tr. 3 - 12 .- 327

Phân tích khái quát quá trình gần 70 năm qua các giai đoạn lịch sử trong mối quan hệ hợp tác giữa Liên Xô (trước kia) và Liên bang Nga hiện nay với Việt Nam; đồng thời rà soát việc thực hiện các điều ước quốc tế mà hai nước đã ký kết từ năm 2001 đến năm 2018 bao gồm: (i) đánh giá tình hình và kết quả thực hiện điều ước; (ii) đưa ra những hạn chế, vướng mắc và nguyên nhân; (iii) đề xuất các kiến nghị và giải pháp.

2118 Thấy gì từ quan hệ Nato – Mỹ? / Nguyễn Nhâm // Nghiên cứu Châu Âu .- 2019 .- Số 8 (227) .- Tr. 13 - 22 .- 327

Trình bày nội dung về: 1. Từ khủng hoảng mục tiêu; 2. Đến gia tăng mâu thuẫn nội khối; 3. Mỹ sẽ không từ bỏ lợi ích và 4. Kịch bản bảo vệ châu Âu.

2119 Quan điểm và kế hoạch của các doanh nghiệp Vương quốc Anh đối với sự kiện Brexit / Đinh Mạnh Tuấn, Trịnh Thị Phượng // Nghiên cứu Châu Âu .- 2019 .- Số 8 (227) .- Tr. 23 - 33 .- 327

Phân tích những khác biệt về quan điểm, đánh giá và những sự chuẩn bị của các doanh nghiệp Vương quốc Anh để thích nghi và phát triển khi Brexit chính thức diễn ra, tùy thuộc vào các đặc điểm như quy mô doanh nghiệp, lĩnh vực kinh doanh, định hướng phát triển doanh nghiệp, vị trí địa lý….

2120 Vai trò lãnh đạo thiên niên kỷ của Mahatma Gandhi / Shobhana Radhakrishna // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2019 .- Số 8 (81) .- Tr. 1 - 5 .- 895

Trình bày nội dung sau: 1. Gandhi – một nguồn cảm hứng; 2. Gandhi: Sự xuất hiện của một nhà lãnh đạo ở Ấn Độ; 3. Thiết lập tiêu chuẩn trong tất cả các lĩnh vực; 4. Gandhi – Nhà truyền thông vĩ đại; 5. Những thách thức của toàn cầu hóa và Kết luận.