CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Khoa học Xã Hội & Nhân Văn

  • Duyệt theo:
1981 Quan hệ Việt Nam – EU trước thềm EVFTA: Thời cơ và thách thức / Nguyễn Thị Thu Hà // Nghiên cứu Châu Âu .- 2019 .- Số 11 (230) .- Tr. 62 - 74 .- 327

Tổng kết những thành tựu cơ bản của quan hệ Việt nam – EU trong thập kỷ qua, phân tích những cơ hội và thách thức mà EVFTA mang lại cho Việt Nam, nếu nó được triển khai thực thi, đồng thời cũng nêu lên một số giải pháp đối với Việt Nam, đối với cả chính phủ và các doanh nghiệp, để tận dụng những cơ hội và hạn chế những thách thức.

1982 Thực trạng và triển vọng quan hệ hợp tác Việt Nam – Hà Lan / Lê Thị Hòa, Nguyễn Thị Thơm // Nghiên cứu Châu Âu .- 2019 .- Số 11 (230) .- Tr. 75 - 83 .- 327

Phân tích thực trạng quan hệ Việt Nam – Hà Lan trên nhiều khía cạnh như chính trị - ngoại giao, kinh tế, giáo dục – đào tạo, quốc phòng – an ninh…, đồng thời đưa ra một số đánh giá đối với triển vọng quan hệ giữa hai quốc gia trong những năm tiếp theo.

1983 Thúc đẩy hợp tác toàn diện Việt Nam – Liên minh Châu Âu trong bối cảnh quốc tế mới / Đinh Công Tuấn, Lê Đắc Sơn // Nghiên cứu Châu Âu .- 2019 .- Số 12 (231) .- Tr. 3 - 14 .- 327

Đánh giá những nhân tốc tác động đến quan hệ đối tác hợp tác toàn diện Việt Nam – Liên minh Châu Âu qua 30 năm từ 1990 đến 2019; Từ đó, đưa ra các giải pháp thúc đẩy hợp tác toàn diện Việt Nam – Liên minh châu Âu trong tương lai.

1984 Tư duy về chiến tranh trong tương lai với lý thuyết của Carl Von Clausewitz / Nguyễn Cao Thanh // Nghiên cứu Châu Âu .- 2019 .- Số 12 (231) .- Tr. 44 - 56 .- 959.7

Trình bày các điều như sau: 1. Từ định nghĩa một phần đến định nghĩa ba phần của chiến tranh; 2. Chiến tranh tuyệt đối và chiến tranh thực sự và 3. Chiến tranh và chính trị, “Phương thức”.

1985 Quan hệ Việt Nam – Na Uy: Cơ hội và thách thức / Chử Thị Nhuần // Nghiên cứu Châu Âu .- 2019 .- Số 12 (231) .- Tr. 65 - 72 .- 327

Đánh giá những thành tựu quan trọng trong mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam – Na Uy, từ đó đưa ra khuyến nghị thúc đẩy quan hệ giữa hai nước trong những năm tiếp theo.

1986 Những đặc điểm cơ bản của nhà nước liên bang Ấn Độ / Nguyễn Lê Thy Thương, Nguyễn Thị Doan // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2019 .- Số 11 (84) .- Tr. 11 - 19 .- 327

Phân tích sự ra đời và chức năng của nhà nước liên bang Ấn Độ để lý giải tại sao Ấn Độ lựa chọn mô hình nhà nước liên bang, đồng thời vẫn giữ những đặc điểm của nhà nước đơn nhất. Ngoài ra, cũng làm rõ ba đặc điểm của nhà nước liên bang Ấn Độ là tính liên bang, tính đơn nhất và tính bất đối xứng, từ đó rút ra kết luận.

1987 Căng thẳng biên giới Ấn Độ - Pakistan năm 2019 / Trần Hoàng Long, Nguyễn Đắc Tùng // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2019 .- Số 11 (84) .- Tr. 35 - 41 .- 327

Phân tích nguyên nhân, diễn biến và những tác động của tình hình căng thẳng biên giới giữa Ấn Độ và Pakistan năm 2019.

1988 Quan hệ Ấn Độ - Nga trong vấn đề hạt nhân Iran (2000-2010) / Hoàng Xuân Trường // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2019 .- Số 11 (84) .- Tr. 42 - 49 .- 327

Trình bày nội dung về: 1. Vị thế Iran trong chiến lược của các cường quốc; 2. Lịch sử chương trình hạt nhân của Iran trước khủng hoảng; 3. Quan hệ Ấn Độ - Nga về giải quyết vấn đề hạt nhận của Iran và Kết luận.

1989 Hợp tác Việt Nam và Nhật Bản xung quanh vấn đề biển Đông / Trần Hoàng Long // .- 2019 .- Số 11 (84) .- Tr. 59 - 65 .- 327

Phân tích những nhân tố thúc đẩy và quan hệ hợp tác Việt Nam – Nhật Bản xung quanh vấn đề Biển Đông.

1990 Tác động của rủi ro phi hệ thống và tỷ suất lợi nhuận cực đại tới tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng của cổ phiếu niêm yết tại Việt Nam / Phan Thu Trang, Hoàng Trung Lai, Vũ Thị Thanh Huyền // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2019 .- Số 11 (84) .- Tr. 72 - 80 .- 332.64

Nghiên cứu mở rộng kết quả thu được của Fang, Wu và Nguyên (2017) đối với mối quan hệ giữa rủi ro phi hệ thống và tỷ suất lợi nhuận bằng việc sử dụng bộ dữ liệu cập nhật hơn, từ đó tạo cơ sở lý thuyết hỗ trợ cho việc ra quyết định đối với các nhà đầu tư tổ chức và cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam.