CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Khoa học Xã Hội & Nhân Văn
1871 Dấu ấn văn hóa trong tục ngữ dân tộc Dao ở Bắc Kạn / Nguyễn Thị Minh Thư // Nghiên cứu văn học .- 2020 .- Số 05(579) .- Tr. 68-72 .- 395
Khám phá những dấu ấn văn hóa tộc người qua việc phân tích các nội dung trong kho tục ngữ mà người Dao Bắc Kạn còn truyền lại cho đến ngày nay.
1872 Đọc hiểu ngôn ngữ, hình ảnh trong ca dao Việt Nam / Ngô Thị Thanh Quý // Nghiên cứu văn học .- 2020 .- Số 05(579) .- Tr. 18-22 .- 400
Nghiên cứu vấn đề đọc hiểu ngôn ngữ, hình ảnh ca dao Việt Nam. Trên cơ sở định hướng cách thức đọc hiểu tác phẩm trữ tình dân gian tập trung vào các yếu tố như đọc hình thức bên ngoài : thể thơ, ngôn ngữ, hình ảnh, nhịp điệu để đọc được cảm xúc bên trong của tác phẩm.
1873 Giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn của những nhà văn mở đường sau 1975 ở Việt Nam / Nguyễn Thị Bích // Nghiên cứu văn học .- 2020 .- Số 05(579) .- Tr. 23-34 .- 895.92
Tìm hiểu, nghiên cứu về giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn sau 1975 của các nhà văn mở đường tài ba Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng trong phong trào đổi mới văn học ở Việt Nam.
1874 Kiểu nhân vật có số phận bi kịch trong truyện ngắn của Tống Ngọc Hân / Nguyễn Kiến Thọ, Nguyễn Thị Huyền // Nghiên cứu văn học .- 2020 .- Số 05(579) .- Tr. 49-55 .- 895
Phân tích, lý giải những biểu hiện của kiểu nhân vật có số phận bi, bước đầu nhận diện những đặc trưng trong đời sống văn hóa vật chất, tinh thần của người dân miền núi, đồng thời gợi mở thông điệp tư tưởng qua trang viết của một tác giả luôn thấu hiểu, đồng cảm với cuộc sống người dân miền núi đang bế tắc, quẩn quanh, khổ đau, bất hạnh như một hệ lụy tất yếu của đói nghèo và lạc hậu.
1875 Lỗ Tấn và Sigmund Freud / Lê Huy Tiêu // Nghiên cứu văn học .- 2020 .- Số 03(577) .- Tr. 82-88 .- 895
Khái quát, phân tích việc tiếp nhận và ảnh hưởng học thuyết của Sigmund Freud đối với Lỗ Tấn. Dẫn chứng cụ thể qua một số ý kiến và sáng tác truyện ngắn của nhà văn.
1876 Những ẩn số trên hành trình nghiên cứu của Trần Đình Sử / Cao Kim Lan // Nghiên cứu văn học .- 2020 .- Số 04(578) .- Tr. 33-48 .- 895
Khảo sát quá trình tiếp nhận lí thuyết và thực hành nghiên cứu ứng dụng trong một số công trình tiêu biểu của Trần Đình Sử để tìm câu trả lời cho những ẩn số đằng sau chặng đường nghiên cứu có nhiều thành tựu của nhà khoa học này.
1877 Phạm trù quân thân trong quan niệm thẫm mĩ của Nguyễn Công Trứ / Nguyễn Như Trang // Nghiên cứu văn học .- 2020 .- Số 04(578) .- Tr. 87-94 .- 895
Đề cập đến một số vấn đề cơ bản liên quan đến phạm trù quân thân trong sáng tác của Nguyễn Công Trứ như: sự trung thành của bề tôi đối với nhà vua; sự quyết tâm đem tài năng và trí lực để phụng sự triều đình, quốc gia dân tộc.
1878 Phê bình văn học trong mở đầu thế kỷ XXI – đôi nét phác thảo / Phong Lê // Nghiên cứu văn học .- 2020 .- Số 04(578) .- Tr. 13-19 .- 895
Phác thảo diện mạo phê bình văn học những năm đầu thế kỷ XXI trong các tương tác với đời sống văn học, văn hóa – xã hội. Trên cơ sở phân tích thực trạng phê bình báo chí và phê bình hàn lâm, bài viết thảo luện về phương hướng chấn hưng, nâng cao tính chuyên nghiệp của phê bình văn học.
1879 Phong tục người Việt trong bộ ba tiểu thuyết Đảo hoang, Nhà chử, Chuyện nỏ thần của Tô Hoài / Nguyễn Thị Hân, Nguyễn Thị Ngọc Lan // Nghiên cứu văn học .- 2020 .- Số 03(577) .- Tr. 44-52 .- 395
Nghiên cứu về những phong tục, tục lệ vốn tồn tại từ rất lâu đời trong đời sống văn hóa Việt thông qua bộ ba tiểu thuyết Đảo hoang, Nhà chử, Chuyện nỏ thần của Tô Hoài.
1880 Quả dưa đỏ của Nguyễn Trọng Thuật – một dấu mốc quan trọng trên diễn trình tái trứ tác Tây qua truyện / Nguyễn Thanh Tùng, Trịnh Thùy Dương // Nghiên cứu văn học .- 2020 .- Số 03(577) .- Tr. 22-35 .- 895
Nhìn nhận Quả dưa đỏ như một trình hiện tiêu biểu, một dấu mốc quan trọng của việc tái diễn giải tác phẩm Tây qua truyện. Thông qua việc so sánh giữa hai văn bản, bài viết sẽ chỉ ra và giải mã những yếu tố được bảo lưu, những “khoảng trống” được khỏa lấp trong tác phẩm qua quá trình tái trứ tác, đồng thời lí giải những đặc điểm này từ những “động hình” xã hội đương đại thời ẩn sau.