CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Khoa học Xã Hội & Nhân Văn
1861 Hợp tác an ninh – quốc phòng Việt Nam – Liên bang Nga và một số giải pháp thúc đẩy / Trần Thị Thủy // Nghiên cứu Châu Âu .- 2020 .- Số 3 (234) .- Tr. 70 - 78 .- 327
Tìm hiểu thực trạng hợp tác trong lĩnh vực an ninh – quốc phòng Việt Nam – Nga trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường hơn nữa hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực này.
1862 Sáng kiến “Liên minh vì Chủ nghĩa đa phương”: thực tiễn và triển vọng / Nguyễn Hải Lưu // Nghiên cứu Châu Âu .- 2020 .- Số 4 (235) .- Tr. 3 - 13 .- 327
Khái lược quá trình ra đời và phát triển của Sáng kiến “Liên minh vì Chủ nghĩa đa phương” cùng những nội dung hợp tác chủ yếu, từ đó rút ra một số nhận xét và đánh giá về bản chất, nội hàm và triển vọng của Sáng kiến này trong thời gian tới.
1863 Thị trường EU: cơ hội xuất khẩu hồ tiêu khu vực Tây Nguyên trong bối cảnh triển khai Hiệp định EVFTA / Bùi Việt Hưng, Đỗ Hương Lan // Nghiên cứu Châu Âu .- 2020 .- Số 4 (235) .- Tr. 72 - 86 .- 327
Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU và những vấn đề liên quan tới hàng nông sản; Cơ hội và thách thức đặt ra đối với xuất khẩu mặt hàng hồ tiêu khu vực Tây Nguyên; Một số khuyến nghị phát triển thị trường hồ tiêu khu vực Tây Nguyên.
1864 Đấu tranh tư tưởng và thay đổi hệ hình văn nghệ (tranh luận về tân văn hóa ở Việt Nam, 1945-1946) / Phạm Xuân Thạch // Nghiên cứu văn học .- 2020 .- Số 6(580) .- Tr. 12-25 .- 895
Nhìn lại cuộc đấu tranh về tân văn hóa theo đường lối Mác xít ở Việt Nam những năm sau Cách mạng tháng tám từ lý thuyết trường văn học. Quan niệm về tân văn nghệ của Trương Tửu không hề khác với quan niệm của đề cương văn hóa Việt Nam về nội dung, mà ở phương thức quan hệ.
1865 Văn học Việt Nam Pháp Ngữ như một hiện tượng giao thao của trường văn học / Nghiên cứu Văn học // Nghiên cứu văn học .- 2020 .- Số 6(580) .- Tr. 26-41 .- 800
Giới thiệu các tác nhân trung giới của bộ phận văn học Việt Nam Pháp ngữ trong sự tiếp xúc với trường văn học Việt Nam và trường văn học Pháp.
1866 Nguyễn Bính – nhà thơ của nhiều thời / Bùi Mạnh Nhị // Nghiên cứu văn học .- 2020 .- Số 6(580) .- Tr. 94-103 .- 895
Bài viết lí giải vì sao thơ Nguyễn Bính được nhiều người, nhiều thế hệ yêu thích. Từ đó đề xuất dịch và giới thiệu thơ Nguyễn Bính với cộng đồng quốc tế để nhân loại hiểu văn học Việt Nam hơn.
1867 Thơ nữ Việt Nam – từ cổ điển đến hiện đại / Lưu Khánh Thơ // Nghiên cứu văn học .- 2020 .- Số 6(580) .- .- 800
Khái quát thơ nữ Việt Nam qua các chặng đường phát triển của lịch sử Văn học, tập trung phân tích đặc điểm thơ của một tác giả tiêu biểu ở từng thời kỳ. Qua đó nhằm khẳng định những đóng góp của đội ngũ thơ nữ trong tiến trình thơ Việt Nam từ cổ điển đến hiện đại.
1868 Các vấn đề xá hội Truyện Kiều trong tương quan so sánh các truyện Nôm bác học / Ngô Thị Thanh Nga // Nghiên cứu văn học .- 2020 .- Số 05(579) .- Tr. 92-99 .- 895
Đề cập đến các vấn đề xã hội trong Truyện Kiều và một số tác phẩm truyện Nôm bác học tiêu biểu khác, bao gồm điểm gặp gỡ và những khác biệt. Qua việc so sánh nhằm thấy được điểm chung trong việc phản ánh các vấn đề xã hội của các tác giả truyện nôm bác học đồng thời thấy được điểm nhìn tinh tế và tư duy nghệ thuật sắc sảo của đại thi hào Nguyễn Du trước hiện thực …
1869 Cái nghịch lý trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp / Nguyễn Thị Kiều Hương // Nghiên cứu văn học .- 2020 .- Số 05(579) .- Tr. 35-41 .- 895.92
Phân tích cái nghịch lý trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Nguyễn Huy Thiệp quan niệm văn chương là một hành trình sáng tạo vừa có sự “bất chấp” vừa có sự “trả giá” và “đối diện”. Cái nghịch lý tồn tại trong con người, trong đời sống và trong văn học nghệ thuật như một phương diện tất yếu của hiện thực khách quan.
1870 Dấu ấn văn hóa biển rong đời sống và tín ngưỡng của người Chăm / Cao Thị Hảo // .- 2020 .- Số 05(579) .- Tr. 79-84 .- 395
Tìm hiểu văn hóa biển được thể hiện qua đời sống và tín ngưỡng của người Chăm. Từ đó, chỉ ra những đặc điểm nhân chủng văn hóa của cư dân Chăm và những dóng góp mới của ngôn ngữ Chăm khi phản ánh văn hóa biển.