CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Khoa học Xã Hội & Nhân Văn

  • Duyệt theo:
1851 Chính sách đối với lao động nhập cư ở Thái Lan và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam / Đoàn Văn Minh // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2019 .- Số 544 .- Tr. 41-43 .- 330

Trong thời gian gần đây, Thái Lan trở thành điểm đến ngày càng hấp dẫn đối với lao đồng di cư từ các nước láng giềng trong Tiểu vùng Mê Kông nói riêng và khu vực ASEAN nói chung, Bài viết sẽ xem xét và phân tích các chính sách đối với lao động nhập cư của Thái Lan với trọng tâm là các nỗ lực của chính phủ để thiết lập các cơ chế chính thức hóa với người lao động hiện có. Từ đó, rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc xây dựng chính sách đối với lao động nhập cư phù hợp với bối cảnh hiện nay.

1852 Thương mại biên giới của Việt Nam: Thực trạng và một số vấn đề đặt ra / Nguyễn Anh Thu, Nguyễn Thị Minh Phương, Nguyễn Thị Vũ Hà, Bùi Bá Nghiêm // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2020 .- Số 4(Tập 62) .- Tr.1-5 .- 327

Nêu hoạt động thương mại giữa Việt Nam với ba nước láng giềng có chung đường biên giới nhìn chung có sự gia tăng nhanh chóng, đặc biệt là quan hệ thương mại Việt – Trung. Tuy nhiên, Chính phủ và các địa phương cần có các giải pháp cho các vấn đề lớn đặt ra, như vấn đề về cơ sở hạ tầng, các khó khăn trong phát triển cộng đồng doanh nghiệp tại địa phương cũng như sự thống nhất, hài hòa về chính sách với quốc gia láng giềng.

1853 Những đổi mới của Nguyễn Minh Châu trong dòng chảy văn học đương đại / Đỗ Hải Ninh // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2020 .- Số 4(Tập 62) .- Tr.48-53 .- 895

Nhìn lại những đổi mới của Nguyễn Minh Châu và ý nghĩa của những đổi mới ấy trong dòng chảy văn học Việt Nam đương đại. Không chỉ góp phần mở đường cho tiến trình đổi mới, những chuyển động trong hành trình sáng tác của Nguyễn Minh Châu đã phản chiếu chuyển động của nền văn học trên hành trình đổi mới.

1854 Mục tiêu và những kết quả ban đầu đối với Việt Nam khi thực hiện FTA với Liên minh Kinh tế Á - Âu / Nguyễn Thị Thơm, Lê Thị Hòa // Nghiên cứu Châu Âu .- 2020 .- Số 4 (235) .- Tr. 87 - 96 .- 327

Phân tích những mục tiêu cơ bản và những kết quả ban đầu trong trao đổi thương mại khi thực hiện FTA giữa Việt Nam với các nước EAEU, đánh giá những thành công và hạn chế, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tận dụng tốt hơn những cơ hội, khắc phục những tác động tiêu cực của hiệp định này trong những năm tiếp theo.

1855 Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài trực tuyến tại Trung Quốc và một số đề xuất cho Việt Nam / Hà Công Anh Bảo // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2020 .- Số 5 (225) .- Tr. 20 - 28 .- 327

Nghiên cứu kinh nghiệm trọng tài trực tuyến của Trung Quốc, từ đó đưa ra một số đề xuất nhằm phát triển trọng tài trực tuyến ở Việt Nam.

1856 Nhận diện chính sách nước lớn kiểu mới của Trung Quốc ở Đông Nam Á từ đầu thế kỷ XXI đến nay / Hồ Quốc Phú // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2020 .- Số 5 (225) .- Tr. 39 - 48 .- 327

Cơ sở hình thành chính sách nước lớn kiểu mới của Trung Quốc ở khu vực Đông Nam Á; Nội dung chính sách nước lớn kiểu mới của Trung Quốc ở Đông Nam Á từ đầu thế kỷ XXI đến nay.

1857 Việc giải quyết “vấn đề Sơn Đông” tại Hội nghị Versailles và ảnh hưởng của nó đối với phong trào Ngũ Tứ / Nguyễn Văn Tuấn // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2020 .- Số 5 (225) .- Tr. 49 - 58 .- 959

Trình bày quá trình giải quyết “vấn đề Sơn Đông” tại Hội nghị Versailles và ảnh hưởng của nó đối với phong trào Ngũ Tứ ở Trung Quốc.

1858 Hình ảnh Việt Nam xưa trong con mắt văn nhân nhà Đường / Nguyễn Phước Tâm // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2020 .- Số 5 (225) .- Tr. 59 - 71 .- 959

Việt Nam xưa trong con mắt của Thẩm Thuyên Kì; Việt Nam xưa trong con mắt của Đỗ Thẩm Ngôn; Việt Nam xưa trong con mắt của Trương Tịch; Việt Nam xưa trong con mắt của Liễu Tông Nguyên; Kết luận.

1859 Nguồn gốc tên gọi “Đài Loan” và những cách gọi khác nhau đối với Đài Loan trong lịch sử / Đào Duy Đạt // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2020 .- Số 5 (225) .- Tr. 72 - 80 .- 959

Tìm hiểu nguồn gốc và những tên gọi khác nhau của Đài Loan trong quá khứ, từ đó sẽ cho chúng ta một số gợi mở, liên tưởng hữu ích khi nghiên cứu Đài Loan hiện nay, ở nhiều lĩnh vực.

1860 Công thức giáo dục ba ngôn ngữ ở Ấn Độ: từ chính sách đến thực hành / Đỗ Thu Hà // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2020 .- Số 5 (90) .- Tr. 67 - 75 .- 400

Giải thích văn hóa đa ngôn ngữ của xã hội Ấn Độ và xem xét công thức ba ngôn ngữ trong giáo dục của quốc gia này.