CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Khoa học Xã Hội & Nhân Văn
1691 Đỗ Vân Long và sự vận dụng tinh thần Marxist trong phê bình văn học / Trần Thị Thùy Dương // Khoa học Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh .- 2020 .- Số 17(7) .- Tr. 1161-1172. .- 800.01
Trình bày những điểm nhìn của Đỗ Vân Long về phương pháp Marxist trong nghiên cứu văn học mà còn cho thấy sự vận dụng học thuyết này của ông qua các bài phê bình.
1692 Ẩn dụ ý niệm “con người là trang phục” trong ca dao, thành ngữ và tục ngữ tiếng Việt / Nguyễn Đình Việt // Khoa học Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh .- 2020 .- Số 17(7) .- Tr. 1215-1224 .- 800.01
Vận dụng lí thuyết về ẩn dụ ý niệm của ngôn ngữ học tri nhận để đi sâu khám phá ẩn dụ ý niệm con người là trang phục trong ca dao, thành ngữ và tục ngữ tiếng Việt.
1693 Tiếp nhận Nguyễn Du và Truyện Kiều / Nguyễn Hữu Sơn // Nghiên cứu văn học .- 2020 .- Số 11(585) .- Tr. 3-9 .- 800.01
Tập trung phân tích, nghiên cứu, so sánh lịch đại trường hợp Trương Tửu với Nguyễn Du và Truyện Kiều. Nhấn mạnh hiện tượng Trương Tửu vừa tiếp xúc, tiếp nhận, vận dụng đồng đại hệ thống lý thuyết văn chương Pháp và Phương Tây hiện đại, mới mẻ lại chịu sự quy định sâu sắc của các dòng phái tư tưởng cùng công cuộc cải biến xã hội mau chóng, phức tạp, quyết liệt.
1694 Kim Vân Kiều Truyện ở Nhật Bản / Đoàn Lê Giang // Nghiên cứu văn học .- 2020 .- Tr. 22-36 .- Số 11(585) .- 800.01
Phân tích, tìm hiểu Kim Vân Kiều truyện ở Nhật Bản: sự du nhập, các văn bản hiện có, ảnh hưởng của nó đối với Nhật Bản và ý nghĩa đối với việc nghiên cứu Truyện Kiều ở Việt Nam.
1695 Tường Kim Vân Kiều – từ văn bản đến giá trị văn chương / Phan Thị Thu Hiền // .- 2020 .- Số 11(585) .- Tr. 53-67 .- 800.01
Phân tích các vấn đề văn bản học của những văn bản Tuồng Kim Vân Kiều hiện tồn. Giới thiệu bẳn Nôm khắc in Tuồng Kim Vân Kiều hiện đang lưu trữ tại Paris. Từ đó đưa ra những nhận định ban đầu về giá trị văn chương của Tuồng Kim Vân Kiều với tư cách là một kịch bản văn học.
1696 Mối quan hệ giữa phê bình phản hồi – độc giả và lý thuyết tiếp nhận / Lê Thị Kim Loan // Nghiên cứu văn học .- 2020 .- Số 11(585) .- Tr. 85-90 .- 800.01
Tìm hiểu, làm rõ mối quan hệ giữa hai hiện tượng nổi bật nhất, phổ biến nhất xoay quanh người đọc trong đời sống văn học: phê bình phản hồi – độc giả và lý thuyết tiếp nhận.
1697 Giải cấu trúc thể loại – nhìn từ sự tương tác giữa văn xuôi và thơ trong văn học Việt Nam sau 1986 / Lê Dục Tú // Nghiên cứu văn học .- 2020 .- Số 11(585) .- Tr. 91-97 .- 800.01
Đề cập đến sự giao thoa thể loại giữa văn xuôi và thơ trong văn học Việt Nam sau 1986, một trong những sự tương tác xuất hiện thường xuyên trong văn chương Việt Nam hiện nay. Khảo sát trên một số bình diện cụ thể, qua một số tác phẩm văn xuôi tiêu biểu, bài viết khẳng định những phương thức sáng tác hiện đại, đánh giá những thành công và sự dịch chuyển trong đời sống văn chương đương đại hôm nay.
1698 Tìm hiểu đoạn trích “đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm từ lí thuyết ẩn dụ ý niệm / Nguyễn Đình Việt // Khoa học Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh .- 2020 .- Số 10 .- Tr. 1892-1900. .- 800.01
Vận dụng lý thuyết ẩn dụ ý niệm của ngôn ngữ học tri nhận để xác lập và tìm hiểu ẩn dụ ý niệm thi ca trong đoạn trích Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm, đồng thời nhấn mạnh mối quan hệ mật thiết giữa kinh nghiệm văn hóa và cá tính sáng tạo của nhà thơ.
1699 Những ghi chép đầu tiên của người Việt Nam về Trung Đông qua tác phẩm Tây hành nhật ký / Lư Vĩ An // Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông .- 2020 .- Số 9(181) .- Tr. 45-56 .- 800.01
Tìm hiểu về hành trình của sứ bộ nhà Nguyễn ở Trung Đông. Qua đó bài viết phân tích những ghi chép liên quan đến Aden, Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ có trong tác phẩm.
1700 Ngôn ngữ thơ tượng trưng Bích Khê / Nguyễn Thị Mỹ Hiền // Khoa học Xã hội Việt Nam .- 2020 .- Số 11 .- Tr. 116-124 .- 800.01
Phân tích về ngôn ngữ thơ tượng trưng Bích Khê trên các khía cạnh: thanh điệu, nhịp điệu, vần điệu, phép ẩn dụ và ngôn ngữ mang tính ngẫu nhiên, vô thức, trực giác.