CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Khoa học Xã Hội & Nhân Văn

  • Duyệt theo:
1631 Tính thiêng, tính phàm và tính chơi của văn chương / Lê Huy Bắc // Nghiên cứu văn học .- 2021 .- Số 1(587) .- Tr. 23-29 .- 800.01

Phân tích tính thiêng, tính phàm và tính chơi của văn chương. Tính thiêng, tính phàm và tính chơi đều là căn tính của văn chương. Xuất phát từ tính phàm, nhà văn đề xuất cuộc chơi ngôn từ để hướng người đọc đến thế giới thiêng. Trong mối quan hệ giữa chúng, tính chơi đóng vai trò quan trọng trong việc kiến tạo cầu nối ngôn ngữ qua lập mã và giải mã.

1632 Góp phần xác định hệ giá trị văn nghệ / Nguyễn Văn Dân // Nghiên cứu văn học .- 2021 .- Số 1(587) .- Tr. 30-36 .- 800.01

Phân tích hệ giá trị văn nghệ với tư cách là đối tượng của giá trị văn học nghệ thuật. Nghiên cứu hệ giá trị của văn học nghệ thuật Việt Nam hiện nay.

1633 R. Tagore – từ cái đẹp, qua nghệ thuật đến chất thơ / Phương Lựu // Nghiên cứu văn học .- 2021 .- Số 1(587) .- Tr. 37-41 .- 800.01

Giới thiệu văn tắt một đôi điều từ Mỹ học đến Thi học của Rabindranath Tagore nhà văn hóa lớn đầu thế kỷ XX, ngoài ra Tagore còn là nhà nghiên cứu lý luận phê bình văn hóa nghệ thuật tầm cỡ.

1634 Một số phương diện của diễn ngôn sử thi Êđê / Đỗ Hồng Kỳ // Nghiên cứu văn học .- 2021 .- Số 1(587) .- Tr. 42-50 .- 800.01

Tìm hiểu cấu trúc của sử thi Êđê dưới góc độ diễn ngôn như sự phức hợp của ngôn ngữ thể hiện, phức điệu của diễn xướng, khuôn mẫu và công thức truyền miệng, đặc trưng biểu đạt thế giới của diễn ngôn cũng như đặc điểm ngôn ngữ diễn ngôn sử thi Êđê.

1635 Truyện Kiều và vấn đề chuyển thể văn hóa (trường hợp vở Ballet Kiều) / Lê Thị Dương // Nghiên cứu văn học .- 2021 .- Số 1(587) .- Tr. 51-59 .- 800.01

Dựa trên quan điểm về chuyển thể văn hóa của Linda Hutcheon để bàn về hiện tượng Truyện Kiều được chuyển thể thành môt vở ballet. Chuyển thể văn hóa được coi là một trong những phần quan trọng nhất của công việc chuyển thể, gắn với văn cảnh.

1636 Sự thiết lập diễn ngôn phê bình văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1958 / Hoàng Phong Tuấn // Nghiên cứu văn học .- 2021 .- Số 1(587) .- Tr. 75-89 .- 800.01

Phân tích sự hình thành và củng cố của các diễn ngôn hợp thức, chỉ ra đặc điểm có tính quy ước và tính lịch sử của chúng. Từ đó, bài viết nhấn mạnh rằng sự hình thành và khẳng định quyền lực của diễn ngôn không chỉ phụ thuộc vào định chế tổ chức mà còn do cả sự tham dự của chính những người tham gia.

1637 Lược thuật về thi học cổ Việt Nam / Vương Tiểu Thuẫn, Hà Thiên Niên // Nghiên cứu văn học .- 2021 .- Số 2(588) .- Tr. 46-63 .- 800.01

Sơ lược một số nội dung về thi học cổ Việt Nam. Thi học cổ Việt Nam là vọng âm của các trào lưu thi học trên thi đàn Trung Quốc. Thi học cổ Việt Nam chọn dùng ba dạng thể tài là tựa bạt, thư trát và bút kí và từ giữa thế kỉ XV đã bắt đầu bàn luận về vấn đề thể và dụng của thơ.

1638 Tìm hiểu hiện tượng hai văn tự ở một giai đoạn văn chương Việt / Trần Hải Yến // Nghiên cứu văn học .- 2021 .- Số 2(588) .- Tr. 64-75 .- 800.01

Trình bày trạng thái dùng hai văn tự của một giai đoạn văn chương. Nghiên cứu về “song ngữ” trong học thuật thế giới, từ đó nhìn lại hiện tượng song văn tự ở Việt Nam thế kỷ XV-XVII.

1639 Thơ ca Hàn Quốc nhìn từ cảm hứng trữ tình cổ điển đến trào lưu hiện đại / Nguyễn Phương Thảo // Nghiên cứu văn học .- 2021 .- Số 2(588) .- Tr. 92-102 .- 800.01

Nghiên cứu thơ ca Hàn Quốc từ cảm hứng trữ tình cổ điển đến trào lưu hiện đại. Bài viết nhấn mạnh quá trình hình thành, phát triển, tiếp biến, những kế thừa và đổi thay của thơ ca Hàn Quốc về lực lượng sáng tác, nội dung tư tưởng, đặc tính thẩm mỹ, đặc trung ngôn từ, phong cách và kỹ thuật viết thơ trong các giai đoạn văn học khác nhau.

1640 Thế giới quan tự nhiên trong truyện truyền kỳ Việt Nam / Phạm Văn Hóa // Khoa học Xã hội Việt Nam .- 2021 .- Số 1 .- Tr. 82-89 .- 800.01

Phân tích mối quan hệ giữa con người với thế giới tự nhiên, tìm hiểu, lý giải nguyên nhân, ý nghĩa của quan niệm về tự nhiên của con người đương thời được phản ánh trong tác phẩm truyền ký trung đại Việt Nam. Qua đó, thấy được đời sống vật chất, tinh thần, tình cảm và đạo đức của con người Việt Nam trong xã hội phong kiến.