CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Khoa học Xã Hội & Nhân Văn

  • Duyệt theo:
1581 Khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương : tiếp cận từ lý thuyết phức hệ an ninh khu vực / Đỗ Khương Mạnh Linh // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2021 .- Số 3(100) .- Tr. 24-28 .- 327

Bài viết sử dụng lý thuyết phức hệ an ninh khu vực để xem xét sự hình thành cũng như vai trò của siêu cường Mỹ trong việc định hình nên phức hệ an ninh khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.

1582 Chủ trương bình thường hóa quan hệ với Mỹ của Việt Nam (1975 - 1995) và quan hệ Việt – Mỹ trên lĩnh vực chính trị, ngoại giao (1995 - 2020) / Nguyễn Văn Tuấn // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2021 .- Số 3(100) .- .- 327

Phân tích, làm rõ chủ trương của Việt Nam trong quá trình đàm phán bình thường hóa quan hệ với Mỹ từ năm 1975 đến năm 1995 và những thành tựu đạt được trong quan hệ chính trị và ngoại giao giữa hai nước từ năm 1995 đến nay.

1583 Dịch văn học từ góc nhìn thông diễn học / Nguyễn Duy Bình // Nghiên cứu văn học .- 2021 .- Số 3(589) .- Tr. 22-32 .- 800.01

Từ góc nhìn ngôn ngữ, văn học và văn hóa, bài viết sẽ cố gắng làm rõ một số vấn đề về lý thuyết và thực tiễn dịch văn học qua các quan điểm thông diễn học của các nhà nghiên cứu Han-Geong Gadamer, Eric Donald Hirsch, Paul Ricoeur.

1584 Về một cách đọc Queer : Judith Butler đọc antigone của sophocles / Nguyễn Thị Minh // Nghiên cứu văn học .- 2021 .- Số 3(589) .- Tr. 33-42 .- 800.01

Phân tích cách tiếp nhận độc đáo của Judith Butler đối với vở kịch antigone của Sophocles trong văn bản yêu sách của antigone. Bài viết chỉ ra các cách kết nối các yếu tố trong văn bản theo hành trình làm hiện thân ham này, và chỉ ra một phương thức đọc queer cùng các kết quả của nó

1585 Để chống lại chủ nghĩa so sánh : (giải) điển phạm hóa qua phim cải biến truyện của Hồ Biểu Chánh (trường hợp Chúa tàu Kim Quy) / Hoàng Cẩm Giang // Nghiên cứu văn học .- 2021 .- Số 3(589) .- Tr. 41-59 .- 800.01

Nghiên cứu về chủ nghĩa so sánh, điển phạm hóa trong cải biên học và “nebila”. Phân tích trào lưu cải biến truyện Hồ Biểu Chánh và sự tái điển phạm hóa; Chúa tài Kim Quy trong các vùng “nebulas”.

1586 Tích tụ tư bản trong trường văn học đầu thế kỉ XX qua tiếp nhận vốn văn học nước ngoài / Phùng Kiên // Nghiên cứu văn học .- 2021 .- Số 3(589) .- Tr. 76-88 .- 800.01

Bài viết xuất phát từ một thực tiễn là nổ lực dịch và giới thiệu các tri thức văn hóa và văn học vào Việt Nam những năm 1920-1930 được thực hiện bởi các tri thức đương thời. Từ góc độ quan hệ các trường lực của văn học thế giới được P. Casanova phát triển nhằm xem xét những mối quan hệ bất cân xứng giữa các khu vực có vốn văn học lớn mang tính thống trị với các không gian bị trị.

1587 Sự hình thành viễn tượng lịch sử và quy ước diễn giải văn học mới ở Việt Nam dân chủ cộng hòa 1945-1946 (trường hợp tạp chí Tiên Phong) / Hoàng Quang Tuấn // Nghiên cứu văn học .- 2021 .- Số 3(589) .- Tr. 89-102 .- 800.01

Nghiên cứu và làm rõ mối quan hệ giữa viễn tưởng về lịch sử văn học và các quy ước diễn giải vă học ở Việt Nam Dân chủ cộng hòa từ 1945 đến 1946. Phân tích các diễn ngôn về lịch sử văn hóa và chỉ ra rằng các diễn ngôn này hình thành nên một bức tranh lịch sử mới về văn hóa và văn học, định hình các quy ước diễn giải. Cuối cùng, bài viết phác họa ảnh hưởng của các quy ước này đến nền phê bình và sáng tác văn học ở Việt Nam dân chủ cộng hòa đương thời và sau đó.

1588 “Người đọc” của Nguyễn Tuân trong tình thế cách mạng (tiếp cận xã hội học văn học về trường hợp Chùa Đàn) / Hoàng Quang Tuấn // Nghiên cứu văn học .- 2021 .- Số 3(589) .- Tr. 103-118 .- 800.01

Từ góc nhìn xã hội học văn học, nghiên cứu này phác dựng định chế văn hóa văn nghệ những năm 1940 nhìn từ phương diện đáp ứng các yêu cầu kháng chiến và kiến quốc; đồng thời, thông qua việc phân tích những chuyển biến trong tu tưởng xã hội và quan niệm nghệ thuật chi phối các mối tương tác và thực hành nghệ thuật của nhà văn, xét qua trường hợp Nguyễn Tuân, tìm cách lí giải về một thời điểm quan trọng khởi sinh và định hình tính chất của nền văn nghệ nước Việt Nam mới.

1589 Tư tưởng văn nghệ Diên An và tình hình tiếp nhận tại Việt Nam giai đoạn 1940-1960 / Ngô Viết Hoàn // Nghiên cứu văn học .- 2021 .- Số 3(589) .- Tr. 119-131 .- 800.01

Tập trung luận giải về tình hình tiếp nhận tư tưởng Mao Trạch Đông tại Việt Nam giai đoạn 1940-1960, qua đó phần nào liên hệ với sự dịch chuyển về tư tưởng văn nghệ tại Việt Nam qua hai giai đoạn 1930-1945 và 1945-1975.

1590 Tìm hiểu ngữ nghĩa của hai từ “chạy” – “nhảy” / Nguyễn Thị Hai // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2021 .- Số 3(309) .- Tr. 3-16 .- 400

Tìm hiểu, phân tích ngữ nghĩa của cặp từ “chạy – nhảy”, đồng thời xây dựng mô hình cấu trúc ngữ nghĩa của chúng. Trên cơ sở phân tích ngữ nghĩa của cặp từ “chạy – nhảy”, người viết tiến hành so sánh ngữ nghĩa giữa chúng nhằm đưa ra những gợi ý cho việc giảng dạy từ ngữ cho học viên nước ngoài học tiếng Việt.