CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Khoa học Xã Hội & Nhân Văn

  • Duyệt theo:
1411 Sử dụng kỹ thuật phân tích yếu tố khám phá (EFA) để đánh giá mô hình đo lường trong nghiên cứu khoa học: Một số tổng kết và hàm ý / Cao Quốc Việt // Khoa học Yersin .- 2021 .- Tập 9 .- Tr. 3-11 .- 001.4

Phân tích các yếu tố là một phương pháp thống kê đa biến được sử dụng nhiều trong tâm lý học, marketing, kinh doanh và quản trị. Bài tổng hợp này cung cấp cho các nhà nghiên cứu cách tiếp cận để thực hiện phân tích các yếu tố khám phá (EFA). Phân tích yếu tố là một công cụ quan trọng có thể sử dụng trong việc phát triển, sàng lọc, đánh giá các thang đo. Mục đích bài viết cung cấp chiến lược , phương pháp tiếp cận có hệ thống, đơn giản đa dạng cho việc lựa chọn liên quan đến thực hiện EFA trong nghiên cứu.

1412 Những thay đổi hình thái hệ thống mạch máu của gan đối với tắc ruột non cấp tính / Nguyễn Cao Cường // .- 2021 .- Tập 9 .- Tr. 48-58 .- 610

Nghiên cứu dựa trên phân tích mẫu vật sinh thiết thu được thông qua mô hình tắc ruột non cấp tính cơ học trên động vật thí nghiệm. Một phương pháp được sử dụng để đánh giá những thay đổi về thể tích của lòng mạch trên cơ sở nghiên cứu hình thái của các mạch máu trên một đơn vị diện tích của nhu mô gan. Theo tiến triển của bệnh, chúng tôi đã phát hiện ra sự khác biệt và mô hình chung những thay đổi của hệ thống mạch máu của gan so với thắt nghẹt và tắc nghẽn ruột non cấp tính.

1413 Áp dụng lớp học đảo ngược trong giảng dạy Tiếng Anh chuyên ngành / Nguyễn Hoàng Thanh Trang // .- 2021 .- Tập 9 .- Tr. 90-100 .- 428

Bài báo này nhằm xem xét hiệu quả của việc áp dụng lớp học đảo ngược trong phương pháp giảng dạy Tiếng Anh chuyên ngành bằng cách phân tích kết quả của những tài liệu đánh giá về phương pháp lớp học đảo ngược và tìm ra những ưu điểm của phương pháp này. Sử dụng phương pháp định tính, bài báo đề xuất các phương pháp áp dụng lớp học đảo ngược một cách cụ thể trong lớp học Tiếng Anh chuyên ngành.

1414 Xây dựng ứng dụng hỗ trợ đánh giá độ khó của các văn bản Tiếng Việt / Lương An Vinh, Lê Thị Mỹ Dung, Ngô Đức Kha, Lý Gia Huy // .- 2021 .- Số 01 .- Tr. 5-27 .- 495.922

Trong bài báo này chúng tôi hướng đến việc xây dựng một trang web có thể giúp người dùng đo lường chính xác độ khó của văn bản Tiếng Việt. Công cụ của chúng tôi sẽ phân tích, thống kê văn bản của người dùng nhập vào và cho ra các chỉ số thống kê, phân tích độ khó của văn bản dựa trên các công thức tính toán độ khó văn bản, công cụ cũng sẽ xác định cấp lớp cho văn bản.

1415 Hiệu quả tiềm năng của chương trình đào tạo nâng cao khả năng nhận biết và xử lý các tình huống nguy hiểm trên đường cho người điều khiển mô tô, xe gắn máy / Bùi Văn Dương, Nguyễn Hữu Quy, Võ Thị Trúc Đào // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2021 .- Số 10(Tập 63) .- Tr. 29-33 .- 155

Phân tích hiệu quả tiềm năng của chương trình đào tạo nâng cao khả năng nhận biết và xử lý các tình huống nguy hiểm trên đường cho người điều khiển mô tô, xe gắn máy. Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra tính hiệu quả giảm thiểu va chạm và thương vong do tai nạn giao thông của việc đào tạo nâng cao khả năng nhận thức và xử lý các tình huống nguy hiểm trên đường. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay chưa có nội dung này. Bài báo này sẽ tập trung: (1) Đánh giá hiệu quả tiềm năng của chương trình đào tạo đề xuất; (2) Khuyến nghị điều chỉnh cải thiện chương trình đào tạo sát hạch người lái xe máy trong tương lai. Nghiên cứu sử dụng phương pháp “trước” và “sau” khi đào tạo để so sánh hiệu quả tác động giữa nhóm đào tạo và nhóm đối chứng. Kết quả nghiên cứu đã chứng minh được hiệu quả của chương trình đào tạo và kiến nghị đưa nội dung đào tạo này vào chương trình đào tạo sát hạch cấp phép lái xe máy.

1416 Đặc điểm của quá trình dạy học hiện đại ở Trường Đại học / Châu Thị Lan Chi // Dạy và học ngày nay .- 2021 .- Kì 1 tháng 10 .- Tr. 14-15 .- 378

Thực trạng, hoạt động hiện tại của các trường Đại học. Những hoạt động nhận thức tích cực của sinh viên trong điều kiện nội dung, phương pháp ngày càng hiện đại.Phương pháp giảng dạy hiện nay, mối quan hệ giữ thầy và trò trong quá trình dạy và học.

1417 Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ Thư viện tại Trường Đại học Duy Tân / Trần Thị Yến Phương // Khoa học & Công nghệ Đại học Duy Tân .- 2021 .- Số 4(47) .- Tr. 143-151. .- 025.5

Bài viết nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ Thư viện của Trường. Mô hình nghiên cứu gồm 5 nhân tố: Phương tiện hữu hình, tin cậy, đáp ứng, năng lực phục vụ và đồng cảm. Kết quả cho thấy có 4 nhân tố tác động tích cực đến chất lượng dịch vụ Thư viện. Qua đó đề xuất các khuyến nghị nhằm nâng cao sự hài lòng của sinh viên về chất lượng Thư viện.

1418 Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi chia sẻ tri thức của giảng viên Trường Đại học Duy Tân / Võ Thị Thanh Thương, Nguyễn Thị Thảo, Mai Thị Hồng Nhung // .- 2021 .- Số 4(47) .- Tr. 84-101. .- 378

Bằng phương pháp nghiên cứu định lượng kết hợp định tính khảo sát các giáo viên trong khuôn viên nhà trường, nhóm tác giả đã chỉ ra những yếu tố cơ bản bao gồm giao tiếp, quan tâm và rủi ro là những yếu tố tác động đến việc chia sẻ tri thức. Qua dó mạnh dạn đề xuất giải pháp thúc đẩy việc chia sẻ tri thức của giảng viên nhằm nâng cao chất lượng nghiên cứu và giảng dạy.

1419 Ứng dụng các phương pháp định lượng trong nghiên cứu đặc điểm cảnh quan vùng tứ giác Long Xuyên / Trần Thế Định, Đỗ Văn Thanh, Đinh Hoàng Dương // Nghiên cứu địa lý nhân văn .- 2021 .- Số 2 (33 .- Tr. 51-60 .- 910

Nghiên cứu đã tiến hành tính toán và phân tích các chỉ số định lượng về đặc điểm cảnh quan vùng Tứ giác Long Xuyên theo cấu trúc, chức năng và tiểu vùng cảnh quan. Các chỉ số bao gồm: kích thước trung bình của khoanh vi, mật độ đường biên, hệ số phân mảnh, mật độ khoanh vi, mức độ phong phú và đa dạng của cảnh quan. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các chỉ số này phân hóa mạnh theo cấu trúc, chức năng và tiểu vùng cảnh quan. Điều đó phản ánh những đặc trưng về hiện trạng khai thác và tiềm năng sản xuất của lãnh thổ, tạo cơ sở cho việc sử dụng hợp lý tài nguyên và tổ chức lãnh thổ sản xuất.

1420 Đề xuất mô hình giảng dạy kỹ năng nghe, nói Tiếng Nhật / Nguyễn Thị Phong Nhã // Phát triển & Hội nhập .- 2021 .- Số 58 (68) .- Tr. 116-123 .- 495.6

Dạy và học hiện nay đang theo lối truyền thống làm cho sự truyền tải cho sinh viên gặp nhiều khó khăn và chưa đáp ứng đủ theo yêu cầu nhân lực của các nhà tuyển dụng, Bài viết trình bày những nghiên cứu và ứng dụng công nghệ xây dựng phần mềm minh họa nhằm mục đích bước đầu để xuất mô hình dùng công cụ phần mềm hỗ trợ người tự học, tự luyện tập nâng cao kỹ năng nghe và nói Tiếng Nhật.