CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Khoa học Xã Hội & Nhân Văn
1401 Nghệ thuật truyền thông mới cơ hội phát triển và thách thức cho Việt Nam / Trần Thị Phương Thảo // Văn hóa & Nguồn lực .- 2021 .- Số 3 (27) .- Tr. 85-94 .- 079
Xuất hiện vào năm 2000 tại Việt Nam nghệ thuật truyền thông mới đã được định hình và tiếp tục phát triển đáp ứng nhu cầu thực tiễn tại thị trường nghệ thuật Việt. Một đất nước đang phát triển công nghệ truyền thông kỹ thuật số như Việt Nam đã mở ra nhiều cơ hội nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều thách thức chưa thể khai thác hết tiềm năng nghệ thuật truyền thông mới. Chúng ta cần thống nhất tên gọi và mạnh dạn đẩy mạnh đào tạo chuyên ngành nghệ thuật truyền thông mới thành một ngành học riêng, chuyên sâu như ngành báo chí, văn hóa nghệ thuật.
1402 Dự án đào tạo sở hữu trí tuệ ngành văn hóa – du lịch và định hướng xây dựng chương trình tổ chức giảng dạy văn hóa sở hữu trí tuệ trong các cơ sở giáo dục Đại học / Từ Mạnh Lương // .- 2021 .- Số 3 (27) .- Tr. 95-104 .- 346.597
Trong bối cảnh giao lưu và hội nhập vấn đề sở hữu trí tuệ ngày càng quan trọng là chìa khóa hội nhập với thế giới. Trong lĩnh vực văn hóa và du lịch nước ta hiện nay các tổ chức cá nhân vẫn chưa nhận thức chính xác, đầy đủ về sở hữu trí tuệ cũng như vấn đề liên quan. Đặc biệt trong công tác đào tạo, tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng sở hữu trí tuệ như các hình thức bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, quyền tác giả, quyền của chủ sở hữu tài sản trí tuệ… trong ngành văn hóa và du lịch ở Việt Nam còn bỏ ngỏ nhiều bất cập và hạn chế. Bài viết góp phần định hướng, tổ chức, giảng dạy, tập huấn về vấn đề sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực văn hóa và du lịch ở Việt Nam hiện nay.
1403 Bước đầu đánh giá mô hình đào tạo theo định hướng ứng dụng tại khoa Văn hóa học Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh / Lê Thị Hồng Quyên // .- 2021 .- Số 3 (27) .- Tr. 105-111 .- 378
Trên cơ sở khái quát thực tiễn việc xây dựng, cải tiến chương trình cũng như quá trình tổ chức đào tạo tại khoa Văn hóa học Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh. Bài viết bước đầu đánh giá thực trạng của mô hình đào tạo theo định hướng ứng dụng, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy hiệu quả của mô hình đào tạo này tại khoa Văn hóa học, góp phần cung cấp nguồn nhân lực trong lĩnh vực văn hóa cho các tỉnh phía nam và của cả nước đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước trong bối cảnh hội nhập hiện nay.
1404 Văn hóa giao tiếp và ứng xử thích ứng trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 / Vũ Tiến Đức // .- 2021 .- Số 3 (27) .- Tr. 112-119 .- 306
Từ khi xuất hiện Đại dịch Covid-19 trên toàn thế giới, hoạt động giao tiếp và ứng xử giữa người và người không còn diễn ra như các phương thức truyền thông trước đây. Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến ngày càng phức tạp và khó kiểm soát, con người cần có những điều chỉnh tích cực và phù hợp trong văn hóa giao tiếp và ứng xử để thích ứng với bối cảnh dịch bệnh Covid.
1405 Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ học tập của sinh viên tại Trường Đại học Tài chính – Kế toán / Trần Thị Thanh Thanh // .- 2021 .- Số 20 .- Tr. 82-90 .- 378
Nghiên cứu này nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ học tập của sinh viên tại Trường Đại học Tài chính – Kế toán . Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy có 5 yếu tố ảnh hưởng đến thái độ học tập của sinh viên tại trường Đại học: xã hội, phương pháp giảng dạy của giảng viên, niềm tin của sinh viên, sự cải tiến về chất lượng dịch vụ, cơ hội việc làm trong tương lai.
1406 Ứng dụng phương pháp phân tích thành phần chính và phân cụm dữ liệu đánh giá kết quả kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục Đại học / Lê Phước Thành // .- 2021 .- Số 20 .- Tr. 91-100 .- 378
Bài báo chỉ ra những điểm mạnh, yếu về hoạt động của các trường theo các tiêu chuẩn, mối quan hệ giữa các lĩnh vực cũng như so sánh mức độ đánh giá giữa các trung tâm kiểm định với nhau. Đây là cơ sở để thực hiện việc đối sánh và cải tiến chất lượng tại cơ sở giáo dục.
1407 Đà Nẵng trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19: sức mạnh của sự đồng thuận / Hà Xuyên Khê // Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng .- 2021 .- Số 142 .- .- 301
Từ năm 2020 đến nay Đà Nẵng là một trong những thành phố chịu nhiều tác động của Covid. Tốc độ lây lan nhanh mang biến thể Delta, Đà nẵng bước vào một cuộc chiến chống đại dịch quy mô lớn tốc độ lây lan nhanh chưa từng có, buộc thành phố phải đưa ra những quyết sách cứng rắn và đồng thuận nhằm chống lại Đại dịch covid-19.
1408 Phát triển du lịch y tế: tiềm năng và một số gợi mở cho thành phố Đà Nẵng / Huỳnh Huy Hòa, Lư Thúy Liên // Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng .- 2021 .- Số 142 .- Tr. 8-13 .- 338.4791
Trên thế giới đã và đang phát triển mạnh mẽ 5 xu hướng du lịch: du lịch có trách nhiệm, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch thông minh, du lịch sáng tạo. Chi phí khám chữa bệnh ở Mỹ và Châu Âu đắt đỏ nhiêu không đủ khả năng chi trả. Vì vậy ở nước ta phát triển du lịch y tế trong những năm gần đây bước đều được nhiều địa phương quan tâm, đầu tư trong đó có thành phố Đà Nẵng.
1409 Đại học Đà Nẵng với sứ mệnh đào tạo nhân lực chất lượng cao cho các ngành mũi nhọn, vì sự phát triển của thành phố Đà Nẵng / Nguyễn Ngọc Vũ // .- 2021 .- Số 142 .- Tr. 14-18 .- 658.3
Nguồn nhân lực được đào tạo từ Đại học Đà Nẵng và các trường Đại học, Cao đẳng khác cung cấp cho thị trường lao động Đà Nẵng dồi dào, có kiến thức kỹ năng cơ bản và bước đầu đáp ứng được nhu cầu của các dư án. Đại học Đà Nẵng với sứ mệnh đào tạo nhân lực chất lượng cho các ngành mũi nhọn, Định hướng chiến lược đào tạo, nâng cao chất lượng đổi mới phướng pháp và chương trình đào tạo. Định hướng phát triển của Đại học Đà Nẵng đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030.
1410 Đồng bộ quá trình phát triển khu công nghiệp và khu đô thị / Đặng Việt Dũng // .- 2021 .- Tr. 65-68 .- 330
Chúng ta đã đạt được những thành quả quan trọng về kinh tế xã hội những thành quả này góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên sự thiếu gắn kết giữa các khu công nghiệp và quá trình phát triển đô thị đã làm hạn chế hiệu quả tích cực gây áp lực về hạ tầng cơ sở. Vì vậy quy hoạch khu công nghiệp phải đồng bộ và phù hợp với chiến lược phát triển hệ thống đô thị có tầm nhìn đảm bảo sự phát triển bền vững.